Cần bao nhiêu magne mỗi ngày?
Bổ sung magne giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường
Bổ sung magne có giúp ngủ ngon hơn?
Bổ sung loại magne nào để giảm stress?
Uống calci, magne và probiotics vào thời điểm nào là tốt nhất?
Gãy xương là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và những vấn đề sức khoẻ khác ở người từ độ tuổi trung niên trở lên. Được biết rằng calci và vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong sức khoẻ xương, tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua magne (magiê, magnesium) - một chất dinh dưỡng thiết yếu và là thành phần quan trọng của xương. Mặc dù đã có những gợi ý cho rằng, magne có thể tác dụng có lợi trên sức khoẻ xương, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đã chứng minh hiệu quả của nó đối với gãy xương.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol (Vương Quốc Anh) và Đại học Eastern Finland (Phần Lan) là những người tiên phong trong việc làm rõ vai trò của magne với gãy xương. Nhóm đã theo dõi 2.245 nam giới trung niên trong khoảng thời gian 20 năm để xem rằng liệu hàm lượng magne trong máu thấp có làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là gãy xương hông hay không.
Kết quả: Nguy cơ bị gãy xương giảm 44% ở nam giới có lượng magne trong máu cao hơn; Không có ai trong số 22 nam giới có nồng độ magne cao (> 2,3mg/dl) bị gãy xương trong thời gian theo dõi. Trong cùng một nghiên cứu, lượng magne hấp thụ trong thức ăn không liên quan đến gãy xương.
TS. Setor Kunutsor - Nghiên cứu viên của Khoa Cơ Xương thuộc Đại học Bristol và là trưởng nhóm nghiên cứu trên cho biết: “Những phát hiện này gợi ý rằng phòng tránh nồng độ mane máu thấp có thể là một chiến lược đầy hứa hẹn để phòng ngừa nguy cơ gãy xương”.
Mặc dù mức magne trong máu phụ thuộc vào lượng magne có từ thực phẩm, nhưng nó không phải là tất cả đối với người cao tuổi - những người bị rối loạn đường ruột, lão hóa các cơ quan cơ thể và những người đang phải uống thuốc. Với những đối tượng này, việc tăng lượng thức ăn giàu magne có thể không giúp làm tăng mức magne trong máu. Chính vì vậy, bổ sung magne có thể là một giải pháp xử lý nồng độ magne trong máu thấp.
Những phát hiện mới này có ý nghĩa rất lớn, vì lượng magne thấp trong máu hiện đang rất phổ biến, đặc biệt ở người trung niên và người cao tuổi. Do các bác sỹ không thường xuyên đo nồng độ magne trong máu nên những người có nguy cơ magne thấp sẽ rất khó phát hiện. Vậy nên, mỗi người nên có ý thức kiểm tra nồng độ magne để kịp thời bổ sung nếu cần thiết.
Liều lượng magne khuyến cáo bổ sung mỗi ngày:
Trẻ sơ sinh - 6 tháng tuổi: 30mg
Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 70mg
Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 80mg
Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 130mg
Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 240mg
Từ 14 - 18 tuổi: 410mg cho nam và 360mg cho nữ
Từ 19 - 30 tuổi: 400mg cho nam và 310mg cho nữ
Người trên 31 tuổi: 420mg cho nam và 320mg cho nữ
Phụ nữ đang cho con bú: 310 - 320mg
Bình luận của bạn