Bổ sung loại magne nào để giảm stress?

Bổ sung magne cho cơ thể có thể giúp làm giảm sự lo âu và tránh các vấn đề khác liên quan đến lượng magne thấp

Bổ sung magne có giúp ngủ ngon hơn?

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu magne nghiêm trọng

Uống calci, magne và probiotics vào thời điểm nào là tốt nhất?

Giảm đau lưng nhờ cung cấp đủ magne cho cơ thể

Liều lượng magne khuyến cáo bổ sung mỗi ngày:

Trẻ sơ sinh - 6 tháng tuổi: 30mg

Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 70mg

Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 80mg

Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 130mg

Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 240mg

Từ 14 - 18 tuổi: 410mg cho nam và 360mg cho nữ

Từ 19 - 30 tuổi: 400mg cho nam và 310mg cho nữ

Người trên 31 tuổi: 420mg cho nam và 320mg cho nữ

Phụ nữ mang thai: 350 - 360mg

Phụ nữ đang cho con bú: 310 - 320mg

Magne có sẵn trong nhiều thực phẩm tự nhiên và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chế độ ăn uống. Để giảm căng thẳng, lo âu, bạn có thể lựa chọn bổ sung loại magne phù hợp với thể trạng nhất:

Magnesium lactate: Được sử dụng phổ biến

Khi thiếu hụt magne trong huyết tương cơ thể sẽ có các biểu hiện dễ bị kích thích, căng thẳng thần kinh, tăng co bóp cơ, đường huyết thấp, tim đập loạn,… Magne lactate thường được sử dụng như là một sản phẩm bổ sung khoáng chất để hỗ trợ điều trị thiếu magne, giảm căng thẳng, giảm chứng ợ nóng, khó tiêu, hoặc đau bụng.

Magnesium chelate: Dễ hấp thụ

Loại này liên kết với nhiều acid amin (protein) để khôi phục lại mức magne trong cơ thể.

Magnesium Glycinate: Dễ hấp thụ

Dễ dàng được cơ thể hấp thu và ít có khả năng gây ra tác dụng nhuận tràng so với các loại thực phẩm bổ sung magne khác.

Magnesium citrate (magne kết hợp với acid citric): Dung nạp tốt

Tuy có tác dụng nhuận tràng trong một số trường hợp khi dùng liều cao (với liều thấp và trung bình thì tránh được nhuận tràng), được đánh giá là khá an toàn đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Magnesium glycerophosphate: Ít gây nhuận tràng

Magnesium glycerophosphate là một dạng muối tan trong chất béo đó nên ít gây nhuận tràng và có giá thành khá cao so với các loại magne khác. Khi tiêu thụ loại magne này, hãy tránh ăn thực phẩm chứa nhiều phosphate như: Giò, chả, nem, lạp xưởng, cá khô…

Magnesium clorua: Nhiều tác dụng phụ

Loại magne này được tìm thấy trong nhiều chế phẩm nhờ vào mức độ khả dụng sinh học cao và chi phí thấp. Tuy nhiên, nó có thể gây nhuận tràng. Nhược điểm khác là nó có tính chất acid hóa không tốt với những người bị viêm ruộtngười cao tuổi. Liều dùng không nên vượt quá 50 - 100mg mỗi ngày.

Magnesium oxyde và hydroxyde: Khó hấp thụ

Dù có giá thành rẻ nhất trên thị trường, nhưng cơ thể rất khó hấp thụ loại magne này. Liều dùng cũng cần được chia thành một số lượng nhỏ, không quá 50mg mỗi lần uống. Với liều cao, cơ thể không chỉ không thể hấp thụ kém loại magne này mà còn gây nhuận tràng.

Vitamin B6, taurine và các vitamin B khác: Bổ sung tốt

Khi bổ sung magne nên kết hợp với các vitamin như: Vitamin B6 (pyridoxine) - thúc đẩy sự hấp thụ magne; Taurine - một acid amin cung cấp các chất tương tự như vitamin B6, thúc đẩy sự bổ sung magne trong các tế bào sau khi bị căng thẳng; Một số loại vitamin B khác giúp điều hòa hệ thần kinh, tối ưu hóa các hiệu ứng căng thẳng.

Magnesium Threonate: Nó có thể được cơ thể hấp thụ ở mức độ cao nhờ khả năng có thể đi xuyên qua màng ty thể. Loại này hiện chưa được bán rộng rãi vì cần nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm bổ sung magne đáng mong đợi đối với người thiếu hụt magne nặng, đặc biệt là người cao tuổi.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất