Cận cảnh những loài động vật nguy hiểm nhất Trái đất

Rắn Taipan là loài rắn độc nhất thế giới sống ở Australia với nọc độc đủ giết 250.000 con chuột chỉ sau một nhát cắn.

Cận cảnh những không gian sống chật hẹp "ngộp thở" nhất thế giới

Cận cảnh bệnh viện phục vụ chuẩn quốc tế, phí khám chỉ 20.000 đồng

Bộ ảnh long lanh về loài động vật khổng lồ của đại dương

Chiêm ngưỡng những loài sinh vật sống có tuổi thọ cao nhất Trái đất

Xác định danh tính loài sinh vật quái dị dưới đáy đại dương

Đây là hình ảnh cận cảnh đôi chân màu đen to lớn của một con gấu Bắc Cực khi đang ở dưới nước. Gấu Bắc Cực là loài hung dữ nhất trong họ nhà gấu với khả năng chém đứt đầu bất kỳ con mồi chỉ sau một cú tát. Chúng cũng có thể bơi gần 100 km mà không cần nghỉ, đánh hơi thấy mùi con mồi từ khoảng cách hơn 30 km.

Cái miệng rộng ngoác đáng sợ này là của một con dơi ma cà rồng. Loài vật này sống ở Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ, thường hút máu các loài động vật như bò, ngựa. Trong vài trường hợp, dơi ma cà rồng cũng có thể tấn công con người. 

Hổ là loài động vật lớn nhất trong họ nhà mèo, sống ở các khu rừng rậm và đồng cỏ khắp thế giới. Hổ ăn thịt sống và rất hung dữ, có thể tấn công con người. Khoảng đầu những năm 1900, một con hổ Bengal sống ở vùng Champawat đã trở thành nỗi kinh hoàng của người dân Ấn Độ, Nepal khi ăn thịt 436 người trong vòng 8 năm. Con hổ này từng được sách kỷ lục thế giới Guinness công nhận là quái thú giết nhiều người nhất thế giới.

Nhện lang thang Brazil thuộc chi Phoneutria, có nghĩa là “kẻ giết người” trong tiếng Hy Lạp. Loài nhện này rất hung hăng và cũng đã được sách kỷ lục Guinness đánh giá là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay. Một vết cắn nhỏ của loài nhện này cũng có thể hạ gục một người trưởng thành chỉ trong vài phút. Tuy nhiên nó thường chỉ tấn công để tự vệ hoặc đang săn mồi.

Cá sấu nước mặn hay còn gọi là cá sấu cửa sông hoặc cá sấu hoa cà là loài bò sát lớn nhất. Con đực trưởng thành dài 6 - 7 m với trọng lượng trung bình 1.000 -1.200 kg. Loài cá sấu này là những "bậc thầy" về ngụy trang khi săn mồi. Chúng có thể dấu mình bất động hàng giờ trong nước và tấn công giết chết con mồi bất thình lình chỉ sau một cú cắn với lực cắn từ bộ hàm của chúng được ví với khủng long bạo chúa.

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những "sát thủ" đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người khi sở hữu bộ thính giác cực nhạy có thể nghe thấy con mồi từ khoảng cách lên đến 900 mét.

Bạch tuộc vòng xanh hoặc bạch tuộc đốm xanh sống trong các rạn san hô ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Loài bạch tuộc này có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang, đủ giết chết 26 người trưởng thành.

Linh cẩu là loài thú ăn thịt có nguồn gốc ở châu Phi. Tốc độ chạy nhanh cùng bộ hàm khỏe giúp linh cẩu hạ gục được những con mồi lớn như ngựa vằn, trâu, linh dương. Tuy nhiên, loài vật này ít tự săn mồi mà thường đi theo những con thú ăn thịt khác, rồi cướp lại chiến lợi phẩm. Cũng có vài trường hợp, linh cẩu tấn công con người những không nhiều.

Những chú hà mã trong vườn thú có thể khiến nhiều du khách cảm thấy vui vẻ và thân thiện nhưng đây lại là loài vật chịu trách nhiệm cho nhiều cái chết của con người ở Châu Phi hơn bất cứ động vật có kích thước khổng lồ nào khác.

Loài sứa hộp (Box Jellyfish), đến từ miền Bắc Australia là một trong những loài sinh vật nguy hiểm nhất trên Trái đất. Chúng được xem là "kẻ sát nhân" máu lạnh của đại dương với 60 xúc tu, mỗi cái dài đến 4,5m cùng 5.000 tế bào ngòi châm chứa độc tố đủ để giết chết 60 người. Chất độc tấn công hệ thần kinh, khiến tim ngừng đập và ngừng hô hấp

Ếch phi tiêu độc là một nhóm các loài ếch trong họ Dendrobatidae, chuyên sống trên sườn núi phía tây dãy Andes ở Ecuador. Da của loài ếch này chứa lượng độc tố gấp 200 lần so với morphine, đủ giết chết gần 20 người đàn ông khỏe mạnh hoặc thậm chí 2 con voi đực châu Phi.

Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất thế giới thường sinh sống ở Indonesia, với kích thước khá lớn, từ 2 đến 3m. Rồng Komodo thường ăn các loài thú không xương sống và thú có vú. Khi săn mồi, rồng Komodo cắn và tiết dịch nhầy chứa vi khuẩn khiến con mồi chết từ từ. Sau đó, chúng lần theo dấu vết đến nơi con mồi ngã xuống rồi ăn thịt. 

Cá mặt quỷ sống chủ yếu các vùng duyên hải của Ấn Độ - Thái Bình Dương. Độc của cá mặt quỷ nằm trong các túi độc ẩn dưới 13 gai nhọn trên lưng. Khi con người chạm vào các gai độc này, túi độc bị nén, giải phóng chất độc ra ngoài. Mỗi năm, có hàng trăm đến hàng nghìn người giẫm phải loài cá độc này ở bờ biển phía đông Australia. Lượng độc tố bên trong có thể khiến một người trưởng thành tử vong nhanh chóng.

Hiện có khoảng 600 loài bọ cạp sống trên khắp thế giới. Nọc độc của bọ cạp nằm ở phần đuôi. Tuy nhiên, loài động vật này thường chỉ tấn công khi tự vệ.

Ong bắp cày khổng lồ là loài động vật đáng sợ được xếp vào hàng nguy hiểm nhất xứ Phù Tang. Loài ong này có chiều dài lên đến gần 5cm, vết chích đường kính 6mm mang chất độc gây chấn động thần kinh mạnh, được xem là loài ong lớn nhất và loài ong nguy hiểm nhất thế giới. Ước tính mỗi năm loài côn trùng này giết chết hơn 40 mạng người ở Châu Á.

Kiến thợ săn hay còn gọi là kiến đạn sinh sống chủ yếu tại khu rừng nhiệt đới Amazon. Gọi là kiến đạn bởi vết cắn đau đớn có thể khiến con người cảm thấy như bị trúng đạn, cơn đau kéo dài đến tận 24 giờ sau đó. Nọc độc của kiến đạn có thể nạn nhân bị ảo giác, sau khi hết đau nọc độc sẽ xâm nhập vào các cơ gây hoại tử, nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị kịp thời, nhẹ thì mất chi, nặng thì tử vong.


Nguyên Hương H+ (Theo DM)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa