Căng thẳng, stress ảnh hưởng thế nào tới hormone giới tính?

Căng thẳng, stress mạn tính có thể làm suy giảm khả năng sinh sản

Tim đập nhanh, lo lắng, căng thẳng trước đám đông phải làm sao?

Bị căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu thì nên ăn gì?

5 loại thực phẩm giảm căng thẳng, giúp lấy lại cân bằng trao đổi chất

Làm sao giảm căng thẳng, stress nhờ chế độ ăn hàng ngày?

Căng thẳng có thể gây rối loạn cân bằng hormone giới tính, hay chính là các hormone sinh sản. Nguyên nhân là bởi sức khỏe sinh sản sẽ không được ưu tiên khi cơ thể nhận thấy mối đe dọa tới việc sinh tồn.

Căng thẳng, stress ảnh hưởng thế nào tới các hormone trong cơ thể?

Khi cơ thể ở trạng thái cân bằng và không bị bất kỳ áp lực nào, vùng dưới đồi có thể sản sinh ra hormone giải phóng gonadotropin, kích thích sản sinh các hormone giới tính như testosterone, estrogen và progesterone.

Hormone giải phóng gonadotropin cũng có thể kích thích tuyến yên trong việc giải phóng hormone kích thích nang trứng, hormone luteinizing và oxytocin có vai trò giải phóng trứng, sản sinh tinh trùng đảm bảo sức khỏe nang trứng và tạo ra cảm giác cực khoái.

Tuy nhiên, khi bị căng thẳng, stress mạn tính, não bộ sẽ tạo ra một loại hormone kích thích tuyến thượng thận thay vì các cơ quan sinh dục. Điều này khiến cho các chức năng sinh sản bị ức chế, có thể dẫn tới mất kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), vô sinh, suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương…

Căng thẳng, stress ảnh hưởng thế nào tới các hormone giới tính?

Căng thẳng, stress mạn tính có thể ảnh hưởng tới cân bằng hormone trong cơ thể

Cortisol thúc đẩy estrogen quá mức

Nồng độ cortisol tăng cao khi căng thẳng, stress quá mức có thể gây mất cân bằng đường huyết trong cơ thể, làm tăng nguy cơ kháng insulin và tích tụ mỡ trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone giới tính vì các mô mỡ trong cơ thể thúc đẩy estrogen quá mức, loại bỏ các hormone lưu thông tự do khác trong cơ thể.

Căng thẳng làm biến đối testosterone

Ngoài cơ chế làm tăng lượng đường huyết, kích thích estrogen quá mức, cortisol cũng đã được chứng minh có thể làm giảm testosterone ở nam giới. Cụ thể, căng thẳng mạn tính có thể làm biến đổi hormone giới tính nam và hormone stress thành estrogen.

Căng thẳng làm tăng nồng độ androgen (nội tiết tố nam) ở nữ giới

Khi bị căng thẳng mạn tính, cơ thể người phụ nữ có thể sản sinh nhiều cortisol và DHEA do tuyến thượng thận bị kích thích. Điều này có thể khiến các hormone giới tính bị ức chế, làm giảm khả năng sản sinh estrogen và progesterone trong buồng trứng.

Một khi androgen chuyển sang chiếm ưu thế, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của chị em sẽ bị ảnh hưởng. Sự gia tăng của DHEA cũng có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, mụn nội tiết và gây rậm lông ở nữ giới.

Ức chế progesterone

Pregnenolone là một loại hormone steroid trong cơ thể, được sản sinh từ ​​cholesterol. Chúng ảnh hưởng đến tình trạng viêm, khả năng nhận thức, tâm trạng của bạn và tham gia vào quá trình tạo ra estrogen, progesterone, testosterone trong cơ thể.

Khi bị căng thẳng, stress quá mức, pregnenolone sẽ chuyển hướng sang sản sinh cortisol thay vì progesterone hoặc DHEA. Thiếu hormone progesterone có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản, gây rối loạn kinh nguyệt

Ảnh hưởng tới hoạt động điều hòa hormone của gan

Gan cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc sản sinh và điều hòa hormone trong cơ thể thông qua quá trình thải độc. Tuy nhiên, khi bị căng thẳng quá mức, chức năng gan cũng bị tổn hại, từ đó làm giảm khả năng sản sinh và điều hòa hormone của gan.

Một vài cách lấy lại cân bằng hormone giới tính trong cơ thể

- Hỗ trợ tuyến thượng thận bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt.

- Dùng các loại thảo dược adaptogen (như nhân sâm, nấm linh chi, cam thảo…) để giảm căng thẳng, stress một cách tự nhiên.

- Thúc đẩy lưu thông dịch mật và đảm bảo sức khỏe của gan bằng các thực phẩm như rau bồ công anh, giấm táo, nước chanh.

- Tăng cường loại bỏ estrogen dư thừa bằng cách ăn nhiều các loại rau họ cải bông cải xanh, bắp cải, mầm cải Brussels, súp lơ trắng… để hỗ trợ quá trình thải độc trong gan.

- Thường xuyên tập yoga, ngồi thiền, đi bộ… để giảm căng thẳng.

Vi Bùi H+ (Theo MBG)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết