Em bé 8 tháng tuổi xấu số.
Bé 4 tuổi nhập viện vì viên pin đồ chơi lọt vào hốc mũi
Sạc pin máy tính bảng, một thanh niên tử vong
Cảnh giác khi cho trẻ chơi đồ chơi có pin
Amanda Hacche, mẹ của em bé cho biết khi cô phát hiện con trai mình có các triệu chứng như sổ mũi và thở khò khè nhẹ, cô đã đưa con đến bác sỹ. Kết quả chụp X-quang và khám bệnh đã khiến cô hoàn toàn choáng váng. Có một cục pin bị kẹt trong thực quản của Devon đã được 4 ngày.
Theo đó, cục pin bị mắc kẹt được hoà trộn với nước bọt của cậu bé gây ra một phản ứng điện hoá học cực nóng, làm ăn mòn sâu các mô mềm ở khí quản (ống thở) và thực quản (ống ăn) của em bé.
Cục pin được phẫu thuật lấy ra ngay hôm đó, tuy nhiên toàn bộ khí quản, thực quản và một phần dây thần kinh của em bé Devon đã hị huỷ hoại.
Trước đó, Devon là một cậu bé phát triển khoẻ mạnh và hoàn toàn bình thường. Kể từ ngày định mệnh vào tháng 12, em đã phải trải qua 5 ca phẫu thuật khác nhau và đến bây giờ, cậu bé vẫn phải sống bất động trên giường bệnh với sự hỗ trợ của một chiếc máy thở và không thể nói hay phát ra âm thanh.
Mẹ của em bé, chị Amanda đã phải làm việc chăm chỉ trong nhiều năm để có thể nuôi sống và trang trải tiền chữa bệnh cho con trai mình.
Câu chuyện của cậu bé Devon được đăng tải trên nhiều trang thông tin với lời kêu gọi các bà mẹ hãy chia sẻ để cảnh giác cộng đồng và cha mẹ về sự nguy hiểm của hóc nghẹn ở trẻ em, đặc biệt là sau khi ăn phải các vật dụng nhỏ như pin.
Cẩn thận với tai nạn hóc pin ở trẻ nhỏ
Để tránh nguy cơ nghẹn và thương tích pin ở trẻ dưới năm tuổi, cha mẹ và người thân chăm sóc cho trẻ cần lưu ý:
- Luôn kiểm tra đồ chơi trẻ em và các thiết bị trong gia đình, đảm bảo khe lắp pin được khoá và chốt an toàn
- Luôn để pin tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ
- Vứt bỏ pin cũ không sử dụng ngay lập tức
Bình luận của bạn