Ăn uống thả phanh trong ngày Tết làm tăng nguy cơ tái phát các bệnh mạn tính. Nguồn ảnh: Internet
Ăn Tết “thả phanh” coi chừng phát bệnh
Lợi ích của chất xơ với người bệnh đái tháo đường
Kiểm soát huyết áp trong dịp Tết bằng cách nào?
Người bị đái tháo đường nên ăn Tết như thế nào?
Bệnh viêm khớp
Khi nhiệt độ hạ xuống kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn, không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua da làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên khiến máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp. Đồng thời, không khí lạnh còn làm độ nhớt của khớp tăng lên khiến gân cơ bị co rút và dịch khớp trở nên đông quánh hơn gây cứng khớp, đau mỏi khớp. Bên cạnh đó, không khí đón Tết thường làm người bệnh không chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, hạn chế vận động… làm cho bệnh tái phát và trở nặng.
Bệnh dạ dày
Chế độ sinh hoạt không ổn định trong dịp Tết như thức khuya, ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu bia, căng thẳng… làm bệnh viêm loét dạ dày dễ tái phát. Do đó, dù vui xuân, bạn vẫn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh bị những cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày tái phát hành hạ. Nên ăn ít các thức ăn xào, rán khó tiêu, nhiều gia vị, dưa, cà, hành muối, các quả chua, chuối tiêu, tránh uống rượu, bia, cà phê, chè đặc… để bảo vệ dạ dày của bạn.
Đái tháo đường
Người bị đái tháo đường phải tuân thủ chế độ ăn uống kiêng khem khắt khe theo sự chỉ dẫn của bác sỹ kể cả trong dịp Tết. Tuyệt đối không ăn bánh kẹo, đồ hộp, ăn hạn chế các loại cơm, bánh mì, khuyến khích ăn nhiều rau củ, các loại đạm như cá, thịt nạc, ngũ cốc... Để không bị các món ăn ngày Tết quyến rũ, cần ăn nhiều bữa trong ngày, không để đói (khi đói sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu). Khi ăn, cần giảm tốc độ, chịu khó ăn chậm nhai kỹ. Hiện, có nhiều loại bánh ngọt làm từ ngũ cốc, dầu ăn dành riêng cho người bị đái tháo đường, bạn nên chọn mua những sản phẩm này để dùng trong dịp Tết.
Tăng huyết áp
Với bệnh nhân tăng huyết áp các bác sỹ thường khuyến cáo ăn nhạt, hạn chế rượu bia. Do vậy, bữa cơm ngày Tết bạn nên ưu tiên các món hấp, luộc, với món xào, nấu nên cho ít muối… Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để giảm cảm giác thèm ăn, bởi khi ăn no tim sẽ phải làm việc nhiều để huy động máu từ các nơi tới dạ dạ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
Mỡ máu cao
Mỡ trong máu tăng quá cao sẽ đóng vào thành mạch gây xơ vữa mạch máu, vỡ mạch máu, dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Gia đình có người bị mỡ trong máu nên làm các món salad, hạn chế các món, xào, rán, ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C như cam, bưởi, quýt…
Bệnh gout
Người bệnh cần tuyệt giao với các loại mỡ động vật, phủ tạng động vật, bởi thành phần chất béo quá cao sẽ cản trở quy trình bài tiết ure qua nước tiểu. Thực đơn cần giàu các loại rau xanh, trái cây có lợi cho cơ thể như bưởi, cải xanh, chuối, kiwi, cam, cà chua, dưa chuột… Bên cạnh đó, người bị bệnh gout cần uống nhiều nước lọc để hạn chế chất sinh sạn khớp.
Thừa cân béo phì
Các loại thực phẩm đặc trưng trong dịp Tết có năng lượng rất cao, nhiều đường, nhiều béo, nhiều đạm động vật từ thịt cá, ít rau xanh chính là thủ phạm gây tăng cân. Do đó, những người bị thừa cân béo phì cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, bột… nên ăn nhiều rau, hoa quả và uống nhiều nước để kiểm soát cân nặng.
Bình luận của bạn