Không giống người lớn,
ung thư phổi ở trẻ em tỏ ra phức tạp hơn nhiều. Một khi đã mắc bệnh, cơ thể trẻ sẽ bị tàn phá mạnh mẽ bởi bộ phận này chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn.
Dù không có dấu hiệu đặc trưng nhưng khi bé thở khò khè mãi không dứt, nhiễm trùng mãn tính khiến cơ thể trở nên suy yếu, chán nản và thụ động thì bạn cũng nên “để mắt” đến chúng hơn.
Điều đáng chú ý là triệu chứng của căn bệnh thường dễ bị đánh đồng với chứng ho dai dẳng, khó thở thường gặp ở hen suyễn. Khi bệnh đã bước sang giai đoạn sau, bé có thể bị sưng ở cổ - mặt, sút cân nghiêm trọng, ho ra máu và đau ngực.
Thời gian diễn biến bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ở một số trẻ, bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn bốn chỉ trong vòng vài tháng trong khi những trường hợp khác có thể kéo dài nhiều năm. Nhìn chung, diễn biến bệnh phụ thuộc vào
sức khỏe tổng thể của trẻ.
Thông thường, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được xem là dạng ung thư phổi phổ biến nhất. Loại bệnh này phát triển khá chậm nên phụ huynh cần chú ý quan sát để có thể “ra tay” kịp thời. Ngoài ra, bệnh cũng được chia thành ung thư biểu mô tế bào lớn, andenocarcinoma và ung thư biểu mô tế bào vảy.
Để ngừa sự phát triển của bệnh, bạn cần tạo một môi trường lành mạnh cho sự phát triển của bé bằng cách hạn chế hút thuốc khi ở gần trẻ; nên hút ở phòng riêng hoặc bỏ hẳn thuốc để bảo vệ sức khỏe con cái và chính mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo trong nhà không chứa khí radon độc hại khiến các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng, dễ mắc ung thư phổi nguy hiểm. Bên cạnh đó, lựa chọn các loại thực phẩm có tính oxy hóa cao như trái cây và rau xanh cũng góp phần đáng kể trong nỗ lực ngăn ngừa bệnh.
Bình luận của bạn