Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa gia hạn nhiều loại thuốc phục vụ khám chữa bệnh
Cơ hội nào cho ngành Dược Việt Nam?
"Số hóa ngành Dược: Giải pháp cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh"
Chủ đề ngành dược gây tranh cãi trước thềm Hội nghị G7
Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2030
Thông tin từ Quyết định số 302/QĐ-QLD do Cục Quản lý Dược ban hành, Bộ Y tế cấp mới và gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho hơn 500 loại thuốc và biệt dược.
Trong số này, có 414 loại thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành. Bên cạnh đó, có 68 biệt dược gốc được công bố. Đây là lần công bố thứ 3 về biệt dược gốc của Bộ Y tế từ đầu năm đến nay.
Được biết, các sản phẩm thuốc, biệt dược gốc được cấp mới số đăng ký lưu hành, gia hạn số đăng ký thời gian qua khá đa dạng về nhóm tác dụng dược lý gồm thuốc điều trị ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, thuốc kháng virus, thuốc điều trị bệnh lý đường hô hấp, thuốc kháng sinh… Ngoài ra, còn có các loại vaccine, sinh phẩm có nhu cầu sử dụng nhiều trong khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Y tế đã cấp mới, gia hạn và công bố hàng nghìn thuốc sản xuất trong nước, biệt dược gốc và các thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Đây là một trong nỗ lực nhằm đẩy mạnh phát triển ngành dược. Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09/10/2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Việt Nam phấn đấu phát triển nền công nghiệp dược trong nước đạt cấp độ 4 - cấp độ cao nhất, theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trọng tâm của Chiến lược là bảo đảm người dân được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý; Xây dựng ngành dược Việt Nam phát triển là ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Bình luận của bạn