Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành dược

Cơ sở vật chất của nhà máy dược là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất và năng lực cạnh tranh

Kinh doanh "sức khỏe": Phải lấy con người làm trung tâm

Doanh nghiệp TPCN cần phấn đấu "làm đúng"

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược

Thực trạng ngành dược Việt Nam: Chưa khai thác tối ưu

Ngành công nghiệp dược Việt Nam còn gặp nhiều thách thức về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Tỷ lệ nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt (GMP) tiên tiến hiện vẫn còn thấp. Trong khi đó, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, sản xuất gia công và cơ hội xuất khẩu sang nước ngoài.

Đây là thông tin được PGS.TS Lê Văn Truyền - chuyên gia cao cấp dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, thông tin tại Diễn đàn CEO “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược”. Cũng tại diễn đàn, đại diện của nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm, bài học về thúc đẩy phát triển năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất dược.

Câu chuyện nâng cao năng lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp sản xuất dược có vốn đầu tư nước ngoài

Đại diện các doanh nghiệp tham luận tại Diễn đàn CEO “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược”

Đại diện các doanh nghiệp tham luận tại Diễn đàn CEO “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược”

Với kinh nghiệm tham gia xây dựng nhà máy đầu tiên của Nippon Chemiphar tại Việt Nam, ông Trương Cao Tuệ - Giám đốc Sản xuất, Đăng ký và An toàn sản phẩm Công ty TNHH Nippon Chemiphar Việt Nam ưu tiên cần tìm hiểu thật kỹ quy định pháp luật. Đây là cơ sở để đầu tư xây dựng nhà máy, từ tiêu chuẩn đến tính toán chi phí vận hành.

Nippon Chemiphar là công ty đến từ Nhật Bản, có hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Nhà máy của Nippon Chemiphar tại Bình Dương là một trong số ít các nhà máy có chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn Nhật Bản (Japan-GMP). Tiêu chuẩn Japan-GMP do Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA) cấp chứng nhận.

Ông Trương Cao Tuệ cho hay, quá trình xây dựng nhà máy Nippon Chemiphar hơn 10.000m2 chỉ mất 1 năm, là thành quả của việc tìm hiểu và tính toán kỹ lưỡng của các nhà đầu tư. Ông cũng đưa ra những lời khuyên quý báu trong đầu tư nhà máy sản xuất dược đạt chuẩn: Từ bảo đảm kết cấu nền; Kiểm soát nhiệt độ nước trong nhà máy tới gia cố cách âm phòng dập viên, ép vỏ.

Cũng theo ông Trương Cao Tuệ, doanh nghiệp sản xuất dược cần lựa chọn các công ty tư vấn có kinh nghiệm để hạn chế rủi ro khi thi công. Một trong số đó là Công ty Cổ phần GMPc Việt Nam – nhà tư vấn toàn diện với kinh nghiệm xây dựng nhà máy tiêu chuẩn cao, phổ biến nhất là đạt chứng nhận GMP trong sản xuất dược phẩm.

Ông Đào Xuân Hưởng – Chủ tịch Công ty Cổ phần GMPc Việt Nam đã trình bày bài tham luận tại diễn đàn, chỉ ra những sai lầm thường gặp nhất dẫn tới thất bại trong xây dựng nhà máy tiêu chuẩn cao, đồng thời đưa ra khuyến nghị 7 bước giúp doanh nghiệp dược đưa ra những quyết sách đúng đắn.

Kinh nghiệm phát triển nhà máy sản xuất dược nội địa

 

Cũng tại diễn đàn, ThS.DS Phan Văn Hiệu - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI (CVI Pharma) chia sẻ chặng đường trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào đổi mới, hiện đại hóa nhà xưởng sản xuất giúp nâng cao chất lượng dược phẩm. CVI Pharma là một trong những công ty tiên phong ứng dụng công nghệ cao để nâng tầm giá trị thảo dược truyền thống.

ThS.DS Phan Văn Hiệu cho hay, với 10 năm hoạt động, công ty của ông còn khá "non trẻ" trên thị trường. Hiện doanh nghiệp sở hữu một hệ sinh thái gồm công ty phân phối, công ty sản xuất và sắp tới là một viện nghiên cứu. Theo ông, để đạt được thành công ngày hôm nay, năng lực cạnh tranh lớn nhất của CVI Pharma nằm ở khả năng thích nghi và tạo ra sản phẩm khác biệt. Đây là thế mạnh giúp doanh nghiệp của ông vượt qua đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, CVI Pharma liên tục cập nhật và theo dõi sự thay đổi của người tiêu dùng; Tiếp cận khách hàng qua đa kênh (nhà thuốc và thương mại điện tử); Đa dạng sản phẩm đầu ra dựa trên công nghệ lõi. Sử dụng công nghệ cao (chiết xuất siêu tới hạn), doanh nghiệp này đã nghiên cứu các dạng bào chế nano tiên tiến, phát triển hệ sinh thái sản phẩm chứa Nano Curcumin. Từ đó, không chỉ bó hẹp trong sản xuất dược phẩm, CVI Pharma còn đầu tư tích cực vào phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏethực phẩm chức năng. Doanh nghiệp cũng khai thác tốt nguồn dược liệu quý của Việt Nam, với gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu (nghệ, atiso, sâm ngọc linh…).

CVI Pharma chọn nhà thầu tư vấn xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế Thế giới, chọn trang thiết bị máy móc, phòng sạch bao gồm cả một số trang thiết bị Việt Nam để có thể làm chủ sản xuất, giá thành rẻ hơn và chủ động trong việc thi công, lắp đặt, bảo hành và đào tạo nhân sự.

Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất