Tại hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ những kinh nghiệm mà các nhà quản lý và các nhà tư vấn đã gặp phải và các giải pháp để vượt qua
Hợp chất zeaxanthin có khả năng chống ung thư và loãng xương
Cách khắc phục cơn đau đầu trong mùa Hè
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được tài trợ bộ cấy ốc tai điện tử MED-EL
Ăn rau sống hay luộc tốt hơn cho tiêu hóa và giảm cân?
Trong đó, các doanh nghiệp như Nippon Chemiphar Vietnam, Stada, Vidipha... đang là những doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Ông Nguyễn Đức Quế (INTEL Việt Nam), ông Phan Thanh Sơn và ông Trần Đức Trung, chuyên gia cao cấp đến từ FPT IS đã trình bày các khái niệm về quá trình chuyển đổi số, đặc biệt nhấn mạnh đến Pharma 4.0 (chuyển đổi số trong ngành dược). Với kinh nghiệm đã tham gia tư vấn cho một số doanh nghiệp dược hàng đầu ở Việt Nam, các diễn giả đã chia sẻ những kinh nghiệm mà các nhà quản lý và các nhà tư vấn đã gặp phải và các giải pháp để vượt qua. Các diễn giả cũng đưa ra nhận xét: Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn để có thể duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh, chống đứt gãy các hoạt động sản xuất – cung ứng…
Sau phần trình bày của các chuyên gia, đã có buổi Tọa đàm về chủ đề “Số hóa ngành Dược” với sự tham gia của các chuyên gia Nguyễn Đức Quế, Trần Đức Trung, ông Võ Anh Kiệt, Giám đốc IT phụ trách khu vực thị trường mới nổi của Công ty Dược phẩm STADA, PGS.TS Lê Văn Truyền Chuyên gia cao cấp (dược học) với sự điều phối của Nhà báo Đào Loan, Phó Thư ký Tòa soạn SaigonTimes.
Cuộc tọa đàm diễn ra sôi nổi với sự tham gia của các đại biểu tham dự Hội thảo. Đặc biệt, ông Võ Anh Kiệt đến từ STADA, một trong những doanh nghiệp dược hàng đầu của Việt Nam đạt EU-GMP, đã chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thực tế trong quá trình chuyển đổi số thành công: Chuyển đổi số doanh nghiệp không chỉ là công việc của Ban lãnh đạo mà mỗi cán bộ - nhân viên phải tự giác, chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
PGS.TS Lê Văn Truyền chia sẻ và trao đổi ý kiến về 9 thách thức của Công nghiệp Dược Việt Nam trong việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dược vừa được Chính phủ ban hành, trong đó “Chuyển đổi số ngành Dược” là một thách thức lớn khi Pharma 4.0 là một xu thế mạnh mẽ đã được các công ty dược trên thế giới triển khai từ đầu thế kỷ XXI. PGS.TS Lê Văn Truyền nhận xét: Phải mất gần 3 thập kỷ Công nghiệp dược Việt Nam mới hoàn thành việc chuyển đổi các nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất (GMP), hy vọng các doanh nghiệp dược thực hiện công cuộc đổi mới “chuyển đổi số” thành công ngay trong thập kỷ 20 vì cuộc Cách mạng 4.0 đang diễn ra với tốc độ ánh sáng trên toàn thế giới, cơ hội không đến với những kẻ chậm chân.
Cần phải nhận thức được rằng: Chuyển đổi số ngành Dược không chỉ là mục đích tự thân nhằm hoạt động sản xuất – kinh doanh hiệu quả hơn mà là để chất lượng dược phẩm tốt hơn và phục vụ người dùng thuốc tốt hơn. Các đại biểu đến từ doanh nghiệp dược bày tỏ mong muốn Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược và các cơ quan quản lý ban hành những chính sách định hướng và khuyến khích (incentives) các doanh nghiệp dược tham gia mạnh mẽ và quá trình chuyển đổi số.
Bình luận của bạn