Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 49 của G7 là sự kiện ngoại giao quan trọng của Nhật Bản năm 2023
Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2030
Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành dược
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược
Nhận diện một số vấn đề của ngành Dược qua khủng hoảng dịch COVID-19
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) do Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida chủ trì, dự kiến diễn ra ở thành phố Hiroshima từ ngày 19 - 21/5. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 49 của G7 được coi là sự kiện ngoại giao quan trọng nhất của Nhật Bản trong năm nay.
Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nhật Bản trước thềm hội nghị, phái đoàn gồm 24 CEO trong ngành dược phẩm đã bày tỏ quan điểm phản đối dự thảo hiệp ước về đại dịch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra, các nước thành viên WHO đã tiến hành đàm phán xây dựng một hiệp ước quốc tế mới liên quan tới cách thức ứng phó với các đại dịch trong tương lai. Trong số các đề xuất cho hiệp ước mới có đề xuất chia sẻ dữ liệu và giải trình bộ gene các virus đang xuất hiện, quy định về phân bổ vaccine công bằng. Các hãng dược phẩm cũng có thể buộc phải tiết lộ giá và các thỏa thuận đạt được cho bất kỳ sản phẩm phòng chống các đại dịch toàn cầu trong tương lai.
Nhóm bàn tròn này đưa ra luận điểm, dự thảo trên của WHO đe dọa quyền sở hữu trí tuệ và cản trở tốc độ chia sẻ dữ liệu giải trình gene mầm bệnh, khiến thế giới không kịp chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo. Phía các công ty này cũng tin rằng, ngành dược phẩm đã đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đưa thế giới trở lại "bình thường mới".
Ông Jean-Christophe Tellier – Chủ tịch Hội đồng Bàn tròn Ngành Sinh Dược, đồng thời là Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội và Nhà sản xuất Dược phẩm Quốc tế (IFPMA) nhận định: "Nhìn lại thời kỳ đại dịch COVID-19, công bằng mà nói, ngành dược đã thành công trong phát triển và nhân rộng vaccine, biện pháp điều trị và xét nghiệm chẩn đoán ở tốc độ kỷ lục. Đây là chìa khóa giúp xã hội thoát khỏi đại dịch và trở lại bình thường".
Chủ tịch IFPMA cũng khẳng định: "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những bài học từ COVID-19". Giai đoạn đầu đại dịch, giá thuốc điều trị tăng cao khiến nhiều quốc gia không thể chi trả. Nhiều tổ chức y tế toàn cầu ủng hộ dự thảo của WHO, cho rằng loại bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng phân bổ vaccine chậm và không đều xảy ra một lần nữa.
Tuy nhiên, theo David Ricks - CEO của Tập đoàn Eli Lilly (một trong 10 công ty dược phẩm hàng đầu thế giới với 125 văn phòng trên toàn cầu), sở hữu trí tuệ chưa từng là nguyên nhân khiến vaccine không đến được các nước có thu nhập thấp và trung bình. Ông cho rằng: "Khi các quốc gia và tổ chức đa phương bắt đầu triển khai kế hoạch chuẩn bị cho đại dịch, điều quan trọng là cần tạo ra khung pháp lý ưu tiên và bảo vệ hệ sinh thái đổi mới. Điều này cần được xây dựng trên sở hữu trí tuệ và là giá trị hợp lý của sự đổi mới."
Chia sẻ dữ liệu giải trình tự gene virus cũng là một nội dung quan trọng trong dự thảo hiệp ước. Theo đó, các quốc gia chia sẻ kết quả giải trình tự gene lên nguồn dữ liệu mở sẽ được đền bù về mặt tài chính. Liều vaccine COVID-19 đầu tiên đi vào sản xuất chỉ 66 ngày sau khi các nhà khoa học Trung Quốc chia sẻ giải trình tự gene.
Tuy nhiên, phía các CEO ngành dược cho rằng, việc khuyến khích chia sẻ trình tự gene dựa trên lợi nhuận tiền tệ có thể phải trả giá bằng hàng nghìn sinh mạng, nếu có một đại dịch khác bùng phát. Nghị định thư Nayoga về tiếp cận nguồn gene trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học đã chứng minh rằng, hướng tiếp cận này không phù hợp để ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh.
Theo TS Yasuhiro Suzuki – thành viên Ban chấp hành Tổ chức Y tế Thế giới, chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 trong gần 2 năm đã giúp ngăn ngừa 60 triệu ca tử vong toàn cầu. Kết quả này xứng đáng với số vốn đã đầu tư vào lĩnh vực dược phẩm.
Bình luận của bạn