Chẩn đoán bệnh nhanh bằng thiết bị xét nghiệm hơi thở (Breathalyzer)
5 loại thảo dược giúp hơi thở thơm tho
Cẩn thận khi hơi thở có mùi!
Kiểm tra hơi thở chẩn đoán chính xác 89,4% hội chứng ruột kích thích
5 câu hỏi thường gặp ở người mới được chẩn đoán đái tháo đường
Thiết bị xét nghiệm hơi thở hoạt động dựa trên lý thuyết “mỗi bệnh có đều có dấu vết hơi thở (breathprint) riêng có” và phân tích các hợp chất cực nhỏ - được gọi là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Thực ra, chẩn bệnh từ hơi thở không phải là một phương pháp mới. Khoảng năm 400 trước Công nguyên, các thầy thuốc đã biết rằng mùi chất thải (phân và nước tiểu) của cơ thể bệnh nhân có thể giúp họ chẩn đoán tình trạng bệnh. Với sự phát triển của khoa học hiện đại, việc xét nghiệm bệnh đã trở nên dễ dàng và rẻ tiền hơn khi chỉ cần kiểm tra qua hơi thở.
Để xem xét việc chẩn đoán bệnh qua hơi thở có chính xác không, các nhà nghiên cứu đã phát triển một thiết bị có 2 nanolayers (lớp nano): 1 lớp của carbon và 1 lớp không có carbon. Trong đó, các lớp không chứa carbon có chứa các hạt nano vàng biến tính và một mạng lưới các ống nano, cả hai đều cung cấp tính dẫn điện. Còn các lớp carbon thì làm việc như là một lớp cảm biến để giữ VOC từ hơi thở ra. Khi một người sử dụng thiết bị xét nghiệm hơi thở, VOC tương tác với các lớp cảm biến hữu cơ, do đó làm thay đổi điện trở của cảm biến vô cơ. Bằng cách đo điện trở này, các nhà nghiên cứu có thể xác định VOC đã có mặt như thế nào.
Hơi thở chứa nitro carrbon dioxyde và oxy cũng như hàm lượng nhỏ của hơn 100 chất hóa học khác, nhưng hàm lượng tương đối của từng chất thay đổi phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người
Mặc dù có hàng trăm VOC được biết đến trong hơi thở, tuy nhiên, chỉ có 13 loại giúp phân biệt giữa 17 bệnh khác nhau. Ví dụ, hợp chất nonanal được liên kết với một số bệnh, bao gồm ung thư buồng trứng, viêm đại tràng và ung thư vú, trong khi các hợp chất isoprene liên quan đến bệnh gan mạn tính, bệnh thận và đái tháo đường.
Các nhà nghiên cứu đã mời khoảng 1.400 người từ 5 quốc gia khác nhau để sử dụng thiết bị xét nghiệm hơi thở. Thông qua hơi thở, các nhà nghiên cứu có thể xác định bệnh của mỗi người với độ chính xác lên tới 86%.
Thiết bị xét nghiệm hơi thở này mới chỉ ở trong giai đoạn thử nghiệm và các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nó sẽ sớm được ra mắt để phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh ban đầu.
Hơi thở có mùi là bệnh gì?
Trong khi chờ đợi thiết bị xét nghiệm hơi thở thử nghiệm thành công, bạn có thể đoán biết nhiều bệnh dựa trên hơi thở có mùi, bao gồm:
Mất nước: Không uống đủ nước khiến thực phẩm bám vào răng miệng lâu hơn, gây ra mùi hôi.
Một số bệnh nghiêm trọng: Hơi thở hôi cũng có thể là do khí phát sinh trong miệng, dấu hiệu của một số bệnh. Chẳng hạn, khí methylamine dư thừa trong miệng cảnh báo bệnh gan và thận, amoniac là dấu hiệu suy thận, nồng độ acetone cao cảnh báo bệnh đái tháo đường hay mức oxyde nitric là dấu hiệu của hen suyễn. Hiện tượng này còn có thể do căn bệnh ung thư cổ họng ác tính.
Nguy cơ sinh non: Phụ nữ mang thai bị hơi thở có mùi hôi có nhiều khả năng sinh non hoặc thai nhi có cân nặng thấp hơn chuẩn.
Luyện tập ngoài trời quá nhiều: Theo thống kê của Hiệp hội Hô hấp châu Âu, các vận động viên có tỷ lệ mắc các vấn đề về hô hấp cao hơn so với người bình thường. Những người thường xuyên luyện tập ngoài trời thường mắc phải hen suyễn, thở khò khè, khô miệng tới 50%. Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên nhân chính là không khí ngoài trời. Trong khi không khí trong lành rất tốt cho cơ thể, nhưng thời tiết lạnh vào mùa Đông lại gây khô miệng, vào mùa Xuân ấm áp thì dễ bị dị ứng phấn hoa và ô nhiễm. Điều này cho thấy hơi thở có mùi liên quan đến dị ứng, nghẹt mũi, khô miệng mạn tính.
Nguy cơ mắc bệnh tim: Bệnh nướu răng và bệnh tim có liên quan chặt chẽ với nhau, viêm lợi là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề tim mạch. Một trong những triệu chứng chính của bệnh nướu răng là hơi thở hôi. Điều trị sớm căn bệnh này không chỉ giúp ngăn ngừa nướu răng mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch.
Viêm amiđan: Một trong những dấu hiệu của viêm amiđan là hơi thở hôi. Nguyên nhân là do chúng tạo ra nhiều vi khuẩn hơn mức bình thường ở trong miệng khiến miệng trở nên nặng mùi.
Viêm loét dạ dày: Vi khuẩn gây hôi miệng helicobacter pylori, cũng gây viêm loét dạ dày và chịu trách nhiệm cho phần lớn các bệnh ung thư dạ dày.
Ăn quá nhiều bạc hà: Mùi hương bạc hà chỉ có khả năng loại bỏ mùi hôi nhất thời, đường trong các loại kẹo bạc hà lại làm cho hơi thở nặng mùi.
Bình luận của bạn