Chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn cần những xét nghiệm nào?

Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn chẩn đoán thế nào?

Triệu chứng và nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn

Xuất huyết tiêu hóa - căn bệnh không thể xem thường!

Tìm hiểu về bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ở trẻ em

Cảnh báo căn bệnh nguy hiểm thường nhầm với sốt phát ban ở trẻ

Biến chứng hiếm gặp của xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là chảy máu vào não và có thể gây tử vong. Ở phụ nữ mang thai nếu mắc xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, em bé thường không bị ảnh hưởng gì, song lượng tiểu cầu của em bé cần được tiến hành kiểm tra ngay sau sinh.

Nếu bạn đang mang thai và lượng tiểu cầu của bạn ở mức rất thấp hoặc bạn bị chảy máu, bạn có nguy cơ bị xuất huyết nặng khi sinh. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần duy trì lượng tiểu cầu ổn định, và tính toán đến cả những tác động đối với em bé.

Để chẩn đoán xuất huyết tiểu cầu vô căn, các bác sỹ sẽ tiến hành loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây chảy máu và giảm số lượng tiểu cầu, chẳng hạn như một căn bệnh tiềm ẩn hoặc một loại thuốc nào đó mà bạn hoặc con bạn đang sử dụng.

Các bác sỹ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của con bạn, tiến hành một bài kiểm tra thể chất hoặc tiến hành những xét nghiệm sau:

Công thức máu toàn bộ (CBC)

 Xét nghiệm này thường được áp dụng để xác định lượng tế bào máu, bao gồm tiểu cầu trong một mẫu máu. Với những người bị xuất huyết tiểu cầu vô căn, lượng tế bào bạch cầu và tế bào hồng cầu thường ở mức bình thường, song số lượng tiểu cầu rất thấp.

Phết máu

Xét nghiệm này thường được tiến hành để xác định lượng tiểu cầu trong một lượng máu đầy đủ. Một mẫu máu sẽ được đặt trên lát mỏng và quan sát dưới kính hiển vi.

Sinh thiết tủy xương

Xét nghiệm này được sử dụng để xác định nguyên nhân tiểu cầu giảm. Hội Huyết học Mỹ khuyến cáo xét nghiệm này không nên được tiến hành với trẻ em bị xuất huyết tiểu cầu vô căn.

Ở những người bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, tủy xương vẫn bình thường do lượng tiểu cầu thấp là do sự phá hủy tiểu cầu xảy ra ở máu và lá lách. Những người bị xuất huyết tiểu cầu nhẹ cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học