7 thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng bạch cầu, cải thiện sức đề kháng

Tế bào bạch cầu là thành phần quan trọng không thể thiếu trong máu, phản ảnh cơ bản tình trạng bệnh của chúng ta

9 sự thật có thể bạn chưa biết về bệnh bạch cầu

Phát hiện một loại kháng sinh có thể chữa khỏi bệnh ung thư máu

Vitamin C - niềm hy vọng mới trong điều trị bệnh bạch cầu

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh bạch cầu cấp

Bạch cầu là gì và chức năng

Theo bác sĩ Paritosh Baghel, chuyên gia về nội khoa, Bệnh viện SL Raheja (Ấn Độ), tế bào bạch cầu đóng vai trò then chốt trong cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Chúng có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng:

- Bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái toan (eosinophil) và bạch cầu ái kiềm( basophil): Những tế bào này hoạt động như đội phản ứng nhanh của cơ thể, nhanh chóng chống lại nhiễm trùng. Bạch cầu trung tính xử lý vi khuẩn và nấm, bạch cầu ái toan xử lý ký sinh trùng và các chất gây dị ứng, còn bạch cầu ái kiềm giải phóng histamine để kiểm soát các phản ứng dị ứng.

- Bạch cầu đơn nhân (monocyte): Đóng vai trò là đội dọn dẹp cơ thể, bạch cầu đơn nhân biến đổi thành đại thực bào để loại bỏ các mảnh vụn và vi khuẩn chết.

- Bạch cầu lympho: Gồm tế bào B, tế bào T và tế bào tiêu diệt tự nhiên. Tế bào B tạo ra kháng thể, tế bào T tấn công các tế bào bị nhiễm bệnh, các tế bào tiêu diệt tự nhiên loại bỏ các tế bào bị nhiễm trùng nặng hoặc tế bào ung thư.

Thực phẩm giúp tăng cường tế bào bạch cầu

Mách bạn cách tăng bạch cầu trong máu từ các loại thực phẩm

Mách bạn cách tăng bạch cầu trong máu từ các loại thực phẩm

Kết hợp một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sau đây chế độ ăn uống thường ngày có thể tăng cường số lượng bạch cầu và tăng sức đề kháng của cơ thể.

- Thực phẩm chứa acid béo omega-3: Điển hình là các loại hạt và dầu cá, đóng vai trò điều chỉnh các phản ứng miễn dịch và kích hoạt các tế bào bạch cầu. Các loại hạt cũng giàu vitamin E, selen và các acid amin thiết yếu, có tác dụng như chất chống oxy hóa và chống viêm, tăng cường miễn dịch.

- Các loại rau: Rau chân vịt chứa nhiều vitamin A, C, E và K, cùng các khoáng chất như sắt và kẽm, chứa beta-carotene thúc đẩy sự phát triển và kích hoạt các tế bào bạch cầu, gồm bạch cầu trung tính, tế bào lympho và đại thực bào. Bông cải xanh chứa hoạt chất sulforaphane giúp tăng bạch cầu; Ớt chuông đỏ giàu vitamin C giúp tăng sản sinh tế bào bạch cầu. Các loại rau như bắp cải, súp lơ trắng và cải brussels chứa hoạt chất isothiocyanate có đặc tính kháng khuẩn và nấm, kích hoạt hệ miễn dịch.

- Tỏi: Giúp tăng cường miễn dịch do chứa các hợp chất lưu huỳnh như allicin kích thích sản sinh nhiều loại tế bào bạch cầu. Tỏi còn giàu vitamin C, B6 và khoáng chất selen giúp tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của hệ miễn dịch.

- Trái cây có múi: Như cam và bưởi chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu và phát huy khả năng "nhấn chìm" và tiêu diệt các vi sinh vật gây hại.

- Quả mọng: Như dâu tây, quả việt quất và quả mâm xôi giàu chất chống oxy hóa và flavonoid, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và tổn thương các tế bào miễn dịch.

- Sữa chua: Chứa nhiều men vi sinh probiotic giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều này rất quan trọng cho chức năng miễn dịch tối ưu.

 
 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học