- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Mới bị mắc đái tháo đường nên ăn uống thế nào để ổn định đường huyết?
Người trẻ tuổi bị đái tháo đường có cơ hội chữa khỏi không?
Bỏ nhiều muối vào thức ăn làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Một vài thắc mắc thường gặp về biến chứng võng mạc đái tháo đường
Đái tháo đường ở người cao tuổi: Làm thế nào để kiểm soát bệnh tốt?
Bác sĩ nội tiết Tejashwini Deepak, làm việc tại Apollo Spectra Hospital (Ấn Độ) chia sẻ: Đối với những người mới được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, việc hiểu rõ những điều chỉnh trong chế độ ăn là rất quan trọng vì giúp bạn kiểm soát đường huyết, cân nặng và các yếu tố nguy cơ bệnh tim gồm tăng huyết áp và mỡ máu. Ngược lại, tăng đường huyết không kiểm soát trong thời gian dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài như tổn thương dây thần kinh và các cơ quan như thận và tim. Dưới đây là những thay đổi nên có trong chế độ ăn uống đối với người mới mắc đái tháo đường type 2, theo bác sĩ Deepak:
Ưu tiên thực phẩm toàn phần
Bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm toàn phần hay thực phẩm nguyên chất (whole food) là các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến một cách ít nhất có thể, gồm:
- Trái cây và rau củ: Nên ăn đa dạng màu sắc, gồm cả các loại rau quả không chứa tinh bột như rau lá xanh, bông cải xanh và ớt.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Như gạo lứt, hạt quinoa, yến mạch...
- Protein nạc: Gồm thịt nạc, cá, trứng và các loại đậu, trong đó protein thực vật có lợi hơn do hàm lượng chất xơ cao hơn.
Theo dõi lượng carbohydrate nạp vào
Carbohydrate ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, do đó bạn nên kiểm soát số lượng và loại carbohydrate nạp vào cơ thể hàng ngày.
- Đếm lượng carbohydrate: Việc hiểu cách tính lượng carbohydrate để điều chỉnh lượng đường trong máu giúp bạn nhận biết cách mà các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn.
- Chọn carbohydrate phức tạp: Vì có chỉ số đường huyết thấp hơn và được tiêu hóa chậm, cung cấp nhiều năng lượng hơn.
- Hạn chế carbohydrate đơn giản: Giảm lượng carbohydrate đơn giản có trong đồ ăn nhẹ có đường, nước ngọt và thực phẩm chế biến sẵn.
Ăn chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống thân thiện với bệnh đái tháo đường, giúp cải thiện chỉ số cholesterol và giảm viêm.
- Chất béo không bão hòa đơn: Được tìm thấy trong dầu olive, bơ và các loại hạt.
- Chất béo không bão hòa đa: Được tìm thấy trong các loại cá béo, hạt lanh và hạt óc chó.
- Tránh chất béo chuyển hóa: Có trong nhiều loại thực phẩm chiên và đóng gói sẵn vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Kiểm soát khẩu phần ăn
Kiểm soát khẩu phần ăn có thể giúp quản lý lượng calorie nạp vào và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột.
- Sử dụng bát, đĩa nhỏ hơn có thể giúp giảm lượng thức ăn bạn ăn.
- Đọc nhãn thực phẩm để hiểu rõ hơn lượng tiêu thụ
- Thực hành ăn trong chánh niệm: Ăn chậm rãi và thưởng thức từng miếng ăn, điều này giúp bạn nhận biết khi nào mình đã no.
Uống đủ nước
Ngoài uống ước lọc nhiều lần trong ngày, bạn có thể uống thêm các loại như trà thảo mộc. Hạn chế đồ uống có đường, nước ngọt, nước ép trái cây vì chúng dễ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột.
Cân đối bữa ăn
Bác sĩ Deepak cho biết sự kết hợp giữa carbohydrate, protein và chất béo với tỷ lệ thích hợp trong bữa ăn sẽ giúp kiểm soát sự biến động của lượng đường trong máu. Bạn có thể cho thức ăn ra đĩa, trong đó, 1/2 đĩa rau không chứa tinh bột, 1/4 đĩa là các loại protein, còn lại là ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại rau có tinh bột.
Giảm ăn muối và đường
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối và đường có nguy cơ làm tăng thêm các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bạn nên sử dụng các loại thảo mộc và gia vị thay thế muối và đường, ăn thực phẩm tươi thay vì thực phẩm đóng hộp, chọn mua sản phẩm có nhãn "không thêm đường" và có hàm lượng natri thấp.
Bình luận của bạn