Xuất huyết tiêu hóa - căn bệnh không thể xem thường!

Xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu thường gặp khi thời tiết giao mùa

Đã có 10 người tử vong do sốt xuất huyết

Nốt xuất huyết dưới da có nguy hiểm không?

Những yếu tố nguy cơ gây xuất huyết giảm tiểu cầu

Tìm hiểu về bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu nội và ngoại khoa thường gặp khi thời tiết giao mùa. Đây là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu (mạch máu ấy nằm trong ống tiêu hóa). Bệnh có thể gặp ở nam và nữ, bệnh hay gặp sau cảm cúm hoặc sử dụng một số loại thuốc như aspirin, corticoid…, sau sang chấn tâm lý mạnh.  

Xuất huyết tiêu hóa là căn bệnh không thể xem thường, cần được phát hiện sớm. Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí chảy máu và mức độ mất máu. Một số dấu hiệu điển hình như sau:

Nôn ra máu: Dấu hiệu thường gặp và dễ nhận ra nhất của bệnh chảy máu dạ dày – tá tràng là nôn ra máu đen lẫn cục hoặc lẫn thức ăn. Hiện tượng chảy máu do giãn vỡ thực quản có thể dẫn đến triệu chứng nôn ra máu ồ ạt, màu đỏ tươi. Đây là triệu chứng rất nặng và có nguy cơ tử vong cao.

Nôn ra máu là triệu chứng rất nặng

Phân đen hoặc có máu: Hiện tượng phân đen, sệt nát (như nhựa đường) hoặc sệt, lỏng (như bã cà phê), mùi khắm (như cóc chết), phân có máu tươi…

Nếu tình trạng mất máu kéo dài, bệnh nhân thường xanh xao, yếu ớt, hoa mắt, chóng mặt. Trong trường hợp mất máu mức độ nặng thường kèm theo triệu chứng như da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, hạ huyết áp, tiểu ít, khó thở, co giật…

Việc điều trị xuất huyết tiêu hóa ra sao là tùy thuộc vào mức độ, căn nguyên và vị trí chảy máu. Song song với việc điều trị triệu chứng, ổn định các chức năng sống, kết hợp dùng thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh…, bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp nội soi. Rất nhiều trường hợp xuất huyết tiêu hóa đã được xử lý tốt như xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày/tá tràng, giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su…

Cần đặt bệnh nhân nằm trên giường hoặc cáng, gối đầu thấp. Khẩn trương liên hệ với hệ thống cấp cứu y tế để được truyền dịch gấp, nhằm cải thiện tình trạng mất máu, đồng thời chống sốc bằng các loại thuốc nâng huyết áp, thở oxy và đưa người bệnh đến các cơ sở cấp cứu gần nhất.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học