Châu Á - Thái Bình Dương đánh mất danh hiệu “khu vực du lịch lớn nhất thế giới”

Châu Á - Thái Bình Dương và danh hiệu khu vực du lịch lớn nhất thế giới

30 bí quyết đi du lịch Đông Nam Á (P.2)

30 bí quyết đi du lịch Đông Nam Á (P.1)

Du lịch Nhật Bản tiếp tục lên kế hoạch mở cửa đón khách du lịch quốc tế

5 quốc gia "không bay" nổi tiếng trong bản đồ du lịch Châu Âu

Những địa điểm du lịch trong mơ cùng với sức mạnh phát triển của khu vực đã giúp nơi này đạt được danh hiệu khu vực du lịch lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Thế nhưng, sự chậm chễ trong việc loại bỏ các hạn chế nhập cảnh tại những điểm đến nổi tiếng như Trung Quốc và Nhật bản đã khiến việc đi lại bằng đường hàng không ở Châu Á – Thái Bình Dương gặp nhiều khó khăn và duy trì ở mức thấp so với lúc trước đại dịch.

Một báo cáo mới được công bố từ các nhà phân tích ngành du lịch quốc tế, Trung tâm Hàng không (CAPA) dự đoán Châu Á - Thái Bình Dương sẽ không còn là khu vực du lịch lớn nhất thế giới vào cuối năm 2022, nhường lại danh hiệu này cho Châu Âu.

Du lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán khó hồi phục như thời điểm trước dịch.

Du lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán khó hồi phục như thời điểm trước dịch.

Theo CAPA, Châu Á – Thái Bình Dương từng chiếm hơn 1/3 tổng số chuyến bay của hành khách trên toàn cầu, nhưng hiện nay hàng không trong khu vực đã giảm 45% so với mức trước đại dịch. Trong khi đó, việc đi lại bằng đường hàng không của Châu Âu đã phục hồi tới khoảng 85% so với mức trước đại dịch COVID-19 diễn ra. Dữ liệu này đã được tính toán dựa trên cả tác động của cuộc xung đột ở Ukraine.

Được biết, vào năm 2019, 3,38 tỷ lượt hành khách đã quá cảnh tại các sân bay ở Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo các dự đoán từ Tổ chức hàng không châu Á - Thái Bình Dương (ACI) cho thấy sẽ chỉ có 1,84 tỷ hành khách đi qua các trung tâm du lịch Châu Á - Thái Bình Dương vào cuối năm 2022.

Báo cáo của CAPA cũng cho thấy, hầu hết các chuyến du lịch tại các điểm đến ở Châu Á - Thái Bình Dương vẫn ở mức thấp hơn 50% so với năm 2019, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như Ấn Độ, chỉ thấp hơn 11% so với con số năm 2019.

Ở chiều ngược lại, du lịch nội địa ở Châu Á - Thái Bình Dương đang phục hồi nhanh hơn so với du lịch quốc tế, theo CAPA - ví dụ như du lịch nội địa ở Trung Quốc, chỉ giảm 5,4% so với mức năm 2019.

Nhìn chung, CAPA dự đoán du lịch bằng đường hàng không của Châu Á Thái Bình Dương sẽ chưa thể phục hôi như lúc trước khi đại dịch diễn ra cho đến cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.

 
Việt An (theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa