Đón không khí lạnh đầu mùa với trà thảo mộc

Còn gì ấm áp hơn thưởng thức những tách trà nóng, thơm ngon trong ngày trời lạnh

5 loại trà thảo mộc uống trước khi đi ngủ giúp giảm cân

7 loại trà giúp bạn xoa dịu căng thẳng tự nhiên

5 loại trà giúp bạn tăng cân lành mạnh

5 thức trà ấm nóng cho ngày mưa lạnh

5 lợi ích của trà thảo mộc

Chế độ ăn uống góp phần không nhỏ giúp bạn thích ứng tốt hơn với những thay đổi đột ngột về thời tiết. Trong đó, các thức trà thảo mộc không chỉ giúp bạn giữ ấm từ bên trong, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe không ngờ tới.

Giàu chất chống oxy hóa

Tại một số quốc gia châu Á và châu Phi, trà thảo mộc là thức uống nóng được yêu thích không kém trà xanh. Trà thảo mộc hay spiced tea thường được pha trộn từ lá trà và các loại gia vị, thảo mộc tự nhiên như quế, gừng, sả. Nhờ đó, trà thảo mộc sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch trong mùa cúm. 

Chống viêm

Hỗn hợp trà thảo mộc thường có các gia vị có tính chống viêm mạnh mẽ như nghệ, gừng, hoa nghệ tây (saffron), sả… Uống trà thảo mộc có thể hỗ trợ giảm hiện tượng viêm trong cơ thể, cũng như các triệu chứng sưng viêm, đau nhức.

Hỗ trợ tiêu hóa

Trà thảo mộc chứa nhiều gia vị ấm nóng, giàu chất chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa

Trà thảo mộc chứa nhiều gia vị ấm nóng, giàu chất chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa

Để duy trì thân nhiệt trong mùa Đông, chúng ta thường ăn các món ăn nhiều tinh bột và chất béo. Khi đó, uống trà thảo mộc giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đẩy lùi tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón…

Tăng cường lưu thông máu

Các gia vị có tính ấm như quế có tác dụng cải thiện sự giãn nở của mạch máu, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Nếu bạn kết hợp thêm lá trà xanh, caffeine trong trà cũng giúp cải thiện tuần hoàn hiệu quả. Đây là lợi ích tuyệt vời với sức khỏe mùa Thu - Đông bởi chúng ta "lười vận động" hơn hẳn trong thời tiết lạnh, mưa gió.

Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho, cảm lạnh

Trong thời tiết mùa Thu - Đông, mọi đối tượng đều dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh. Khi đó, một ly trà ấm vừa giúp giữ ấm cơ thể, vừa giúp giảm nhẹ các triệu chứng thường gặp như đau họng, ho. Nhiều bài thuốc dân giản sử dụng nghệ, cam thảo, gừng để làm dịu cổ họng và đường hô hấp hiệu quả.

Gợi ý thức trà thảo mộc cho ngày lạnh

Trà chai Ấn Độ ấm nóng, thơm mùi quế, hoa hồi

Trà chai Ấn Độ ấm nóng, thơm mùi quế, hoa hồi

Trà chai Ấn Độ (còn gọi là masala chai): Thành phần chính của thức trà này gồm hồng trà (lá trà được ủ cho oxy hóa hoàn toàn nên có màu đen), gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, bạch đậu khấu… Chúng được pha trộn theo tỷ lệ nhất định, pha nóng và có thể uống cùng sữa.

Trà gừng: Gừng có thể kết hợp cùng trà xanh, hồng trà, trà Phổ Nhĩ, thậm chí là trà Oolong. Mùi thơm cay cay của gừng giúp tách trà thêm ấm áp, thích hợp để thưởng thức trong ngày lạnh.

Trà quế: Quế thường được sử dụng cùng hồng trà, đồng thời cũng tôn lên vị ngọt thơm của trái cây khô. Bạn có thể mua dạng trà túi lọc, khi pha nóng rất thích hợp để uống sau mỗi bữa ăn.

Trà bạc hà: Một ly trà bạc hà sẽ giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và phòng các bệnh cảm cúm thường gặp. Bạc hà có thể kết hợp với trà mạn, thậm chí pha cùng mật ong và chanh thành thức uống ấm.

Ngoài ra, một số thảo mộc, gia vị như sả, vỏ cam, nụ vối, hoa cúc, hương thảo… cũng có thể pha cùng trà, vừa tạo mùi thơm dễ chịu, vừa giúp bổ sung hàm lượng nhỏ chất chống oxy hóa.

Đối tượng như bà bầu, người đang cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng trà thảo mộc.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng