Lưu ý về dinh dưỡng dành cho người suy giáp

Sự kết hợp của chế độ dinh dưỡng và thuốc điều trị có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng suy giáp

Tại sao suy giáp có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới?

Những điều cần biết về bệnh suy giáp

Bệnh suy giáp có thể chữa khỏi được không?

Biến chứng suy giáp và cách đối phó an toàn, hiệu quả

Hormone tuyến giáp tham gia vào quá trình phát triển, sửa chữa tế bào và trao đổi chất – tức là cách cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Khi bạn mắc suy giáp, toàn bộ các chức năng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do tại sao những người bị suy giáp thường cảm thấy lạnh, mệt mỏi, rụng tóc, táo bón, có thể dễ dàng tăng cân.

Người mắc suy giáp cần tuân thủ điều trị bằng thuốc là các loại hormone thay thế như Levothyroxine. Bên cạnh đó, một số lưu ý về dinh dưỡng sau sẽ hỗ trợ người bệnh nâng cao thể trạng, kiểm soát triệu chứng suy giáp hiệu quả hơn:

Thực phẩm chứa goitrogens

Người mắc suy giáp nên ăn các loại rau họ Cải nấu chín ở mức độ vừa phải

Người mắc suy giáp nên ăn các loại rau họ Cải nấu chín ở mức độ vừa phải

Goitrogens là các hợp chất can thiệp vào chức năng bình thường của tuyến giáp. Goitrogens có trong cải chíp, rau chân vịt, bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn (kale), hạt họ đậu như đậu nành.

Những người suy giáp không nhất thiết phải kiêng thực phẩm chứa goitrogens, bởi các enzyme tham gia vào sự hình thành goitrogens thường sẽ bị nhiệt phá hủy ít nhiều khi được hấp hoặc nấu chín. Tuy nhiên, với người bị suy giáp do thiếu iod, nên hạn chế sử dụng các sản phẩm từ đậu nành. Trong đậu nành có chứa isoflavones, chất này có thể ức chế hoạt động của peroxidase - vốn cần để tổng hợp hormone tuyến giáp.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi kiêng hoặc ăn các thực phẩm kể trên. Bởi khi ăn ở mức độ vừa phải, đây vẫn là nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Kiêng thực phẩm nhiều đường, chất béo chuyển hóa

Người suy giáp nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường và chất béo

Người suy giáp nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường và chất béo

Một chế độ ăn lành mạnh là chìa khóa cải thiện sức khỏe với người bệnh tuyến giáp. Bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều calorie, đường và chất béo chuyển hóa (trans fat). Đây là các yếu tố kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, tăng nguy cơ tăng cân ở người bệnh suy giáp vốn đã khó kiểm soát cân nặng. Vì vậy, bạn cần hạn chế thực phẩm chiên rán, thịt đã qua chế biến (thịt muối, xúc xích), bột mì đã tinh chế, bơ thực vật…  

Cải thiện hệ miễn dịch với rau củ quả

 

Lời khuyên các chuyên gia dành cho người mắc suy giáp là ăn chế độ ăn cân bằng, hạn chế đường và thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời, người mắc nên uống nhiều nước, tích cực ăn rau củ quả, protein lành mạnh (thịt nạc, cá, trứng, sữa ít béo), ngũ cốc nguyên hạt… Đây là những thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch, nhờ hàm lượng vitamin, selen và kẽm dồi dào. Bạn nên xin tư vấn của bác sỹ nếu có nhu cầu bổ sung vi chất.

Ăn uống đúng lúc

Một trong những lưu ý quan trọng về dinh dưỡng với người suy giáp là ăn đúng lúc. Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc của cơ thể.

Ví dụ, thức uống được bổ sung calci (sữa, nước trái cây), thực phẩm giàu chất xơ, bưởi, cà phê… không nên ăn uống cùng với thuốc. Thực phẩm chức năng cho người bệnh tuyến giáp cũng nên sử dụng khác thời điểm uống thuốc của bạn. Nguyên nhân là vì levothyroxine được hấp thụ tốt nhất khi bụng đói. Bạn nên uống thuốc cùng một cốc nước đầy khoảng 30 – 60 phút trước khi ăn sáng.

Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết