Bổ sung vitamin D3 tốt cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần

Vitamin D3 có thể được bổ sung bằng thực phẩm chức năng, hoặc qua thực phẩm

Thực hư tác dụng của vitamin D trong phòng ngừa gãy xương

4 mẹo giúp tăng khả năng hấp thụ vitamin D của ruột

Vitamin D có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn?

Tầm quan trọng của Vitamin D trong việc phòng ngừa COVID-19

Vitamin D3 là gì?

Thông thường, vitamin D có sẵn ở 2 dạng: Vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Vitamin D3 được cho là dễ hấp thu hơn vì chúng có thể dễ được chuyển đổi thành 1,25-dihydroxyvitamin D, dạng vitamin D hoạt động chuyển hóa mạnh nhất.

Sự khác biệt lớn nhất giữa vitamin D2 so với D3 nằm ở cách chúng được chuyển hóa trong cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Endocrinology and Metabolism (Mỹ) cho thấy vitamin D3 có hiệu quả gần gấp đôi trong việc làm tăng nồng độ vitamin D trong máu, so với vitamin D2.

Vì lý do này, các chuyên gia thường khuyên nên chọn các sản phẩm bổ sung có chứa vitamin D3 thay vì các loại chứa vitamin D2.

Lợi ích của việc bổ sung vitamin D3

Giúp bạn kiểm soát cân nặng

 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người có hàm lượng chất béo trong cơ thể cao thường có nồng độ vitamin D thấp hơn. Bổ sung vitamin D3 có thể giúp hỗ trợ giảm cân, thúc đẩy đốt cháy chất béo dư thừa trong cơ thể.

Giúp xương khớp chắc khỏe hơn

Thiếu vitamin D3 nghiêm trọng có thể gây ra chứng còi xương ở trẻ em. Theo đó, vitamin D có thể giúp xương khớp chắc khỏe hơn bằng cách thúc đẩy hấp thụ calci trong cơ thể. Dưỡng chất này còn tham gia vào quá trình chuyển hóa phospho, một khoáng chất khác cũng quan trọng với sức khỏe xương khớp.

Cải thiện chức năng miễn dịch

Một trong những lợi ích ấn tượng nhất của vitamin D3 là khả năng tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng. Theo đó, thiếu hụt vitamin D3 có thể khiến các vết thương lâu lành hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, nồng độ vitamin D thấp có liên quan tới nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn.

Giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin D trong cơ thể có liên quan tới các vấn đề sức khỏe như trầm cảm, rối loạn lo âu, bệnh Alzheimer, rối loạn lưỡng cực… Một nghiên cứu từ Đại học Y khoa Washington (Mỹ) còn cho thấy hàm lượng vitamin D thấp có liên quan tới tình trạng xuống tinh thần, suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.

Có thể giúp chống lại các tế bào ung thư

Dù còn nhiều hạn chế, song một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy vitamin D3 có thể tác động tới sự phát triển của các tế bào ung thư, bao gồm cả sự phát triển của khối u và quá trình chết đi của tế bào.

Một số nghiên cứu còn phát hiện ra tình trạng thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, buồng trứng, thận và dạ dày.

Bổ sung vitamin D3 thế nào?

Thêm các thực phẩm giàu vitamin D3 vào chế độ ăn hàng ngày là cách đơn giản nhất để bổ sung dưỡng chất này. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm giàu vitamin D3 trong infographic sau:

vitamin-d3

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D3 từ các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa dưỡng chất này. Tùy theo độ tuổi mà mỗi người có thể cần bổ sung liều vitamin D3 khác nhau. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ để xác định được chính xác liều bổ sung mình cần. Tuy nhiên, liều bổ sung an toàn với đa số mọi người có thể như sau:

- Trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi: 400 IU vitamin D3.

- Người từ 1 - 70 tuổi: 600 IU vitamin D3.

- Người từ 70 tuổi trở lên: 800 IU vitamin D3.

Vi Bùi (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng