Chi phí thuốc cao đe dọa sự bền vững của BHYT

Từ 2016, dân vùng hải đảo được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Khám bệnh vượt tuyến vẫn được giảm tới 60% chi phí

Đấu thầu thuốc theo quy định mới, chi phí giảm hơn 1/3

Chuẩn hóa xét nghiệm để giảm chi phí cho người bệnh

Bảo hiểm y tế có thể đảm đương 80% chi phí ghép thận

Thuốc chiếm tỷ trọng đáng kể trong chi tiêu tiền túi

Năm 2009 và 2010, chi phí dược phẩm chiếm tới 69% và 60% trong tổng chi phí khám chữa bệnh của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chi phí thuốc cũng chiếm tới 64% tổng chi tiêu của các bệnh viện Trung ương và 70% chi tiêu của bệnh viện tỉnh (từ nguồn tài chính bảo hiểm xã hội Việt Nam và viện phí.

Chi tiêu cho thuốc lớn xuất phát từ một phần giá thuốc cao. Giá thuốc ở Việt Nam cao hơn đáng kể mức giá tham chiếu quốc tế (IRP). Trong số những loại thuốc mà nhà nước mua, giá thuốc Việt Nam cao gâp 10,4 lần mức giá IRP cùng loại, trong khi giá thấp nhất của thuốc gốc tương đương cao hơn 1,1 lần.

 


Sự leo thang chi phí thuốc đang là mối de dọa về tài chính của BHYT

 

 

Thiếu hiệu quả trong mua sắm thuốc là nguyên nhân chính khiến giá thuốc cao của Việt Nam. Thứ nhất, các cơ chế mua sắm thuốc hiện nay còn rất phân tán và phức tạp với sự tham gia của hơn 1000 đơn vị. Một số thành viên của hội đồng đấu thầu thuốc bệnh viện cho biết lựa chọn nhà thầu thuốc thường căn cứ trên yêu cầu, ý kiến của bác sỹ về chất lượng, hiệu quả của thuốc, hoặc quyết định của lãnh đạo bệnh viện.

Tuy nhiên ý kiến của bác sỹ thường bị ảnh hưởng bởi các khoản tiền hoa hồng từ các công ty dược. Trong một đợt kiểm toán nội bộ của nhà nước năm 2012 cho biết thất thoát từ quá trình đấu thầu lên tới 22 tỷ đồng (khoảng 1 triệu USD).

Sử dụng thuốc quá nhiều và bất hợp lý

Nguyên nhân quan trọng của tình trạng sử dụng thuốc quá nhiều là sự tổng hợp của cơ chế thanh toán theo phí dịch vụ và các chính sách thị trường tự do trong ngành y tế. Vì các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương không phải chịu bất kỳ rủi ro nào về mức chi tiêu cao cho thuốc nên các bệnh viện này chỉ định nhiều thuốc cho bệnh nhân có bảo hiểm.

Bảo hiểm xã hội và người bệnh là người phải gánh chịu những chi phí này. Tình hình này đang trở nên trầm trọng hơn bởi hành vi trả hoa hồng của các hãng dược cho cơ sở để khuyến khích kê đơn các loại thuốc của hãng.


Tình trạng lạm dụng kháng sinh đang là vấn đề nan giải ở nước ta

 

 

Thuốc ngoại đắt tiền và thuốc biệt dược đang là sự lựa chọn của nhiều cơ sở y tế và bệnh nhân. Thuốc gốc ít được sử dụng tại các cơ sở y tế và ít khi được kê đơn. Năm 2010 thuốc có giá thấp nhất chỉ có ở 26% cơ sở y tế công, 21% nhà thuốc bệnh viện và 29% hiệu thuốc tư nhân.

Việc sử dụng thuốc generic, thuốc thương mại và thuốc biệt dược gốc đang là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm. Xét trên phương diện điều trị, thuốc biệt dược gốc của nhà phát minh đầu tiên có hiệu quả điều trị cao. Xét trên phương diện kinh tế y tế, với chi phí lớn cho các nhóm thuốc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh, quỹ BHYT và ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đối với một số thuốc thương mại, giá thuốc cao hơn nhiều lần so với thuốc biệt dược gốc, đây là điều bất hợp lý trong công tác đấu thầu cung ứng thuốc. Điều này dẫn đến hậu quả, chi phí thuốc cao nhưng hiệu quả điều trị lại không cao.

Tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý là khá phổ biến ở Việt Nam trong đó có kháng sinh và corticosteroid. Hai khảo sát về sử dụng thuốc hợp lý của Bộ Y tế và WHO năm 2009 và 2010 cho bằng chứng rõ rệt về tình trạng này. Khảo sát năm 2009 cho biết 71% tổng số bệnh nhân nội trú và 47% ngoại trú được kê đơn ít nhất một loại kháng sinh. Trong số những ca nội trú được kê đơn kháng sinh có 22% là các ca viêm phổi cấp là những trường hợp cần dùng kháng sinh; 78% là các ca tăng huyết áp, tiêu chảy, đẻ thường là những trường hợp không có chỉ định dùng kháng sinh.

Giải pháp nào quản lý thuốc BHYT hiệu quả?

Chính phủ Thái Lan đã sử dụng một số cơ chế giúp khống chế chi phí thuốc rất hiệu quả. Danh mục thuốc được lựa chọn dựa trên danh mục thuốc thiết yếu quốc gia. Thái Lan đã đưa ra chính sách cụ thể để khuyến khích kê đơn thuốc gốc. Chương trình cũng có sức mạnh độc quyền để đàm phán giá với nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp dược. Đối với các loại thuốc có giá cao, hệ thống sẽ thương thảo giá, tập trung được sự sử dụng để tiến hành thương lượng thuốc có giá tốt nhất. Vì vậy Thái Lan đã tiết kiệm được 12,5 tỷ bạt thông qua việc kết hợp các biện pháp kiểm soát chi phí, kể cả đối với dược phẩm.

Cần có giải pháp để quản lý thuốc BHYT hiệu quả

 

 

Đối với Việt Nam để chi phí thuốc BHYT hợp lý nhà nước cần xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phù hợp với yêu cầu điều trị, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo cân đối giữa các nhóm trị liệu nhưng có ưu tiên cho các thuốc thiết yếu, quan trọng và giảm nhóm thuốc hỗ trợ điều trị. Khuyến khích việc sử dụng thuốc generic, hạn chế sử dụng thuốc thương mại và thuốc biệt dược gốc đắt tiền. Tại mỗi bệnh viện, một hoạt chất chỉ sử dụng tối đa 2 loại thuốc, có mức giá tương đương nhằm tránh tình trạng thiếu thuốc do nhà cung cấp chưa cung ứng kịp thời.

Việc phối hợp trong tổ chức thực hiện Hợp đồng Khám chữa bệnh BHYT là thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên để giám định thanh toán chi phí KCB BHYT nói chung và thanh toán thuốc nói riêng phải được hoàn thiện như vậy mới đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và góp phần thực hiện cân đối quỹ KCB.

ctv1
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý