Chờ được luật thì... hết đời!

Phá thai ở tuổi vị thành niên: Đã đến lúc phải luật hóa

Thi hành pháp luật ngành y tế gắn với quyền lợi người dân

Bộ Y tế tập huấn về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

TP.HCM: Lập nhóm liên ngành thực thi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá

Những điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi)

Nguyễn Huỳnh Anh Khoa (sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) chia sẻ, cả đời này Khoa chỉ có một mơ ước sau khi tốt nghiệp, được dắt tay người yêu đến UBND xã ở quê nhà Vĩnh Long để đăng ký kết hôn. Thế nhưng, Khoa thực sự thất vọng khi biết mới đây, những vấn đề về người đồng tính tiếp tục bị “gạt” ra ngoài luật.

Cũng là công dân, sao bị “đẩy” ra ngoài luật?

Không riêng gì Khoa mà tất cả thành viên của cộng đồng người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT) Việt Nam đều hiểu rằng: cánh cửa hôn nhân, chung sống của những cặp đôi đồng tính đã thật sự khép chặt khi bản Dự thảo ngày 27/5 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN-GĐ) trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII bỏ nhiều lợi ích liên quan đến hôn nhân của người đồng tính mà Dự luật trước đó có nêu.
Cụ thể, Dự luật đã chuyển “cấm” hôn nhân đồng giới thành “không thừa nhận” và bỏ quy định giải quyết hậu quả pháp lý về tài sản, nội trợ hoặc con cái giữa những người đồng tính.
Những thay đổi đột ngột này không chỉ khiến cộng đồng LGBT đau khổ mà ngay chính các chuyên gia pháp lý, xã hội - những người từng tham gia soạn thảo luật cũng bất ngờ. Bình luận về thay đổi này, ông Lê Quang Bình – Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) cho rằng: “Việc Dự thảo bỏ đi điều luật quy định về chung sống cùng giới sẽ gây hoang mang cho cộng đồng người đồng tính và gây hụt hẫng cho rất nhiều người, trong đó có cả gia đình của họ.
Người đồng tính chỉ mong được thừa nhận quyền kết hôn cũng như được bảo vệ quyền lợi về tài sản, con cái như những công dân khác. Tại sao họ cũng là công dân, cũng tham gia đóng góp cho đất nước như mọi người mà họ lại bị đẩy ra ngoài luật?”.
Cảm thương cho người đồng tính là suy nghĩ của bà Nguyễn Thị Lan, Phó trưởng Bộ môn Luật HN-GĐ, ĐH Luật Hà Nội. Theo bà Lan, việc bỏ các quy định về giải quyết hậu quả pháp lý từ việc sống chung của người đồng tính khiến cho không chỉ cộng đồng người đồng tính mà chính những người soạn luật đưa vào Dự thảo cũng rất thất vọng.
Luật sư nổi tiếng Martin Luther King từng nói: “Một quyền bị trì hoãn chính là một quyền bị từ chối”. Phải chăng điều đó đã và đang xảy ra với cộng đồng LGBT Việt Nam?
Cần có chính sách bảo vệ người đồng tính chung sống?

Khi thảo luận về Dự thảo Luật HN-GĐ sửa đổi, Đại biểu Quốc hội Lê Thị Tám (Nghệ An) bày tỏ băn khoăn việc trước đây Dự thảo Luật đã đưa ra quan điểm để bảo vệ những người đồng tính nhưng trong Dự thảo mới lại bỏ quy định, không đưa ra quan điểm xử lý vấn đề người cùng giới tính nhưng chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo bà Lê Thị Tám, thực tế vấn đề người đồng tính đang đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề phát sinh, cần bổ sung một chương quy định về chung sống, điều kiện, trình tự, thủ tục và giải quyết hậu quả nếu không sống chung nữa, quan hệ tài sản và việc bổ sung các quy định này sẽ giúp giảm sự kỳ thị trong dư luận xã hội với người đồng tính, giúp họ sống đúng với con người mình, bình đẳng như những người khác.
Tán đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Lan cũng cho rằng, quy định về chung sống là thể hiện tính nhân đạo của luật bởi sẽ cho người đồng tính một tương lai, chứ không đẩy họ ra bên lề xã hội như hiện nay.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng