Chơi trò giải đố giúp bộ não trẻ hơn tới 10 tuổi

Những người ngoài 50 tuổi nên chơi trò giải đố để "tập thể dục" cho não bộ

Bổ sung dầu gan cá tuyết cho trẻ: Tốt cho xương, mắt, trí não

Những cách giúp cải thiện trí não tốt hơn

Thuốc chống đông máu giúp bảo vệ trí não cho người bệnh rung nhĩ

Các nhà khoa học vẫn "bó tay" với bệnh Alzheimer?

Các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu từ khoảng 19.100 người tham gia nghiên cứu PROTECT để kiểm tra tần suất họ chơi giải ô chữ và sudoku. Sau đó, họ đã sử dụng một loạt các bài kiểm tra để đánh giá sự chú ý, trí nhớ và khả năng lý luận.

Theo kết quả các bài kiểm tra nói trên, những người tham gia giải đố có chức năng não tương đương trẻ hơn 10 tuổi so với tuổi thật. Mặt khác, trong các bài kiểm tra trí nhớ ngắn hạn, những người chơi giải đố có chức năng não tương đương trẻ hơn 8 tuổi so với tuổi thật. Nói tóm lại, càng nhiều người tham gia giải đố, các bài kiểm tra trên càng có kết quả tốt.

Chơi trò giải đố tốt cho trí não

BS. Anne Corbett, tác giả chính của nghiên cứu tới từ Đại học Y Exeter (Anh), cho hay tùy vào từng lĩnh vực, tốc độ và độ chính xác khi thực hiện các bài kiểm tra được cải thiện rõ ràng. Ngoài ra, chơi trò giải đố còn làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ sau này.

Tuy nhiên, GS.TS Jerri D. Edwards tới từ Đại học Nam Florida (Tampa, Mỹ), một người nghiên cứu về trò chơi trí tuệ và nhận thức, cho biết thêm vì nghiên cứu này có tính tương quan, có nghĩa là chơi trò giải đố không hẳn thúc đẩy nhận thức tốt hơn.

Bởi lẽ, có khả năng những người có nhận thức tốt hơn lại thích chơi giải đố và thường xuyên chơi trò chơi này. Ngoài ra, những người không gặp các vấn đề về nhận thức tham gia chơi giải đố, nhưng khi họ bị suy giảm nhận thức, họ có thể sẽ từ bỏ chơi vì thấy khó và không còn thú vị nữa.

Theo TS. Jessica Langbaum, một nhà nghiên cứu về bệnh Alzheimer, có bằng chứng về việc các hoạt động kích thích nhận thức như giải câu đố có thể giúp ích cho khả năng suy nghĩ, chú ý và lý luận. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể khẳng định liệu đây có phải là mối quan hệ nhân quả trực tiếp hay không.

“Chúng tôi cũng không biết liệu tham gia vào các hoạt động này có làm trì hoãn hoặc ngăn ngừa sa sút trí tuệ hoặc mất trí nhớ do bệnh Alzheimer hay không”, TS. Jessica Langbaum nhận định, “Kết quả nghiên cứu của tác giả Anne Corbett rất thú vị nhưng không hoàn toàn đáng tin cậy.”

Theo TS. Tiến sĩ Gayatri Devi, một nhà thần kinh học chuyên về rối loạn trí nhớ công tác tại Bệnh viện Lenox Hill (Mỹ), hầu hết các trường hợp bị mất trí nhớ và Alzheimer đều tiến triển chậm và chúng ta có thể tăng cường sức mạnh não bộ hoặc dự trữ nhận thức để trì hoãn sự khởi phát của chứng mất trí nhớ hoặc ngăn chặn nó hoàn toàn.

Chơi giải ô chữ, sudoku và các trò chơi giải đố khác cũng như tập thể dục cho não, giúp não khỏe mạnh hơn, đặc biệt khi bạn già đi. Nếu bạn không thích chơi giải đố, việc học một ngôn ngữ mới hoặc thiết lập một sở thích mới cũng có thể tăng cường trí não. Bất kể bạn tham gia trò chơi hay tham gia nhiệm vụ nào, nếu chúng đặt ra thách thức buộc não phải tìm ra giải pháp, thì chúng đều củng cố toàn bộ mạng lưới não và cải thiện dự trữ nhận thức.

Biết Tuốt H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già