Chủ quan với bệnh xương khớp, từ viêm thành tàn phế


Ảnh minh họa

Theo TS.BS Nguyễn Mai Hồng, Trường khoa Cơ - Xương - Khớp, bệnh viện Bạch Mai: "Bệnh khớp là nhóm bệnh rất phong phú. Hiện nay, có tới hơn 150 loại bệnh khớp khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mỗi loại bệnh khớp đều có thể bị nặng hơn đồng thời kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế, việc chẩn đoán sớm bệnh tật và được tư vấn y tế đúng lúc sẽ không chỉ cho người bệnh có cơ hội sống khỏe mà còn giúp các bác sĩ có giải pháp chữa trị hiệu quả nhất".

Còn theo PGS. TS. Bác sỹ Lê Lương Đống, PGĐ Học viện Y học cổ truyền Việt Nam: “Bệnh khớp có loại có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng cũng có loại cần phải điều trị lâu dài”. Tuy nhiên, cũng theo PGS.TS Đống, không có chứng bệnh nào là thực sự trầm kha (tức bệnh nghiêm trọng kéo dài, khó chữa) mà chỉ do phát hiện bệnh trễ, do không được điều trị kịp thời.

PGS. TS Lê Lương Đống cũng chỉ ra rằng: Bệnh khớp là nguyên gây chính gây đau đớn, khó chịu, thậm chí tàn phế cho người bệnh. Do đó, ở các đợt đau cấp (tức đau có kèm triệu chứng sưng, nóng, đỏ…), người bệnh có thể dùng tân dược để giảm đau tức thì. Tuy nhiên, do nhóm thuốc này thường kéo theo 1 số tác dụng không mong muốn như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, giảm bạch cầu. Vì vậy, hướng điều trị lâu dài là nên dùng các sản phẩm y học cổ truyền, có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.

"Mặc dù đa số các bệnh khớp là mãn tính, kéo dài, song hoàn toàn có thể kiểm soát được triệu chứng. Người bệnh cần có được chế độ luyện tập, ăn uống hợp lý, tránh những yếu tố dễ khiến bệnh khớp trầm trọng hơn như thừa cân hoặc sinh sống trong môi trường lạnh, ẩm kéo dài…”, bác sỹ Hồng cho biết thêm.

Và khi có các biểu hiện bất thường ở hệ thống Cơ, Xương, Khớp và các bộ phận liên quan đều nên đến các cơ sở Y tế có chuyên khoa Khớp để được xác định chẩn đoán, hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị thích hợp nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do bệnh khớp gây ra.

Đối với những người bị bệnh gout, ngoài uống thuốc, cần phải thực hiện chế độ ăn uống hạn chế đạm, rượu bia, thức ăn chứa nhiều nhân purin như thịt bò, hải sản…; cần uống nhiều nước, dùng thuốc hạ acid uric máu như allopurinol hoặc phebuxostate; nên uống colchicine ngày 1 viên vào buổi tối để phòng cơn gout cấp; bồi ngoài da voltarenemugel; tập đạp xe để tránh hiện tượng cứng khớp. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị gout có nhiều tác dụng phụ, vì vậy người bệnh cần thường xuyên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và kiểm tra chức năng gan, thận.

(TS.BS Nguyễn Mai Hồng, Trưởng khoa Cơ - Xương - Khớp, Bệnh viện Bạch Mai)

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp