Mật ong: Từ hơn 2000 năm Trước Công Nguyên, người Ai Cập đã dùng mật ong để chữa lành vết thương hở cho các chiến binh. Các chất chống oxy hóa, acid amin, vitamin, chất khoáng trong mật ong giúp nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và các loại nấm gây nhiễm trùng. Ngoài ra, mật ong có khả năng giữ ẩm tốt, khiến vết thương không hoặc ít để lại sẹo.

Mật ong có khả năng kháng viêm rất tốt

Bạn nên dùng mật ong nguyên chất, dùng trong y dược vì những loại mật ong thường có thể có vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương.

Tinh dầu trà: Loại tinh dầu thường được dùng trong dầu gội đầu này có hiệu quả cao trong kháng khuẩn và bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Các nghiên cứu trên người cho thấy những ai dùng tinh dầu trà hai lần/ngày giúp chống viêm và giảm sưng nhanh chóng.

Tinh dầu bạc hà và tinh dầu quế: Đây cũng là một hỗn hợp chống khuẩn hiệu quả. Khi bôi lên vết thương hở, ngay cả những loại vi khuẩn kháng thuốc cũng sẽ bị tiêu diệt.

Trong y học, hỗn hợp này được dùng cho những vết nhiễm trùng mạn tính, đã chữa lâu mà không khỏi. Khi sử dụng, người bị thương cần được tư vấn bởi bác sỹ vì lượng dùng phụ thuộc vào tình trạng vết thương và cơ địa của từng người.

Tinh dầu Lavender: Hương Lavender giúp giảm đau hiệu quả và bôi tinh dầu này lên vết thương giúp hạn chế nhiễm trùng. Loại tinh dầu này được các bác sỹ sản khoa tin dùng vì nó giúp những phụ nữ vừa sinh con không còn cảm thấy đau đớn sau khi sinh.

Tinh dầu Lavender thường được dùng chung với dầu olive để bôi lên vết thương nhằm chống kích ứng da.

Kem hoa cúc: Có hiệu quả tốt với các vết bỏng, vết bầm tím và các vết thương nhỏ, chảy máu và nhiễm trùng.

Hoa cúc chứa flavonoids thấm sâu vào da. Nếu không muốn dùng kem hoa cúc, bạn có thể pha bột khô vào nước nóng để làm dịu vết thương, các vết do côn trùng cắn...