Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y an toàn và hiệu quả hơn thuốc Tây
Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?
Khắc phục đau bụng kinh bằng cách nào?
Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào không gây hại sức khỏe?
Hiểu đúng về rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường
Hiểu đúng rối loạn kinh nguyệt theo Đông y
Y học cổ truyền dùng nhiều thuật ngữ để diễn tả rối loạn kinh nguyệt, như bế kinh, băng kinh, rong kinh, vô kinh.
- Vô kinh: Là tình trạng ra kinh nguyệt vài lần, vài tháng, sau đó không ra kinh nữa – mất kinh nguyệt.
- Rong kinh: Là tình trạng kinh ra liên tục, không cầm được từ ngày này sang ngày khác.
- Băng kinh: Là tình trạng khi tới ngày hành kinh thì kinh ra rất nhiều. Băng kinh còn gọi là băng huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Bế kinh: Là tình trạng tới ngày dự có kinh, nhưng kinh không ra mà ứ đọng lại, gây chướng bụng, đau bụng kinh.
Đau bụng kinh cũng là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp
Điều trị rối loạn kinh nguyệt thế nào?
Muốn điều trị triệt để rối loạn kinh nguyệt, cần tác động vào nguyên nhân. Nếu rối loạn kinh nguyệt là do mất cân bằng nội tiết tố, thì cần tác động để cân bằng lại cán cân nội tiết trong cơ thể.
Nếu liên quan đến tâm lý, như căng thẳng hay lo lắng quá độ, thì nên sắp xếp lại công việc, cuộc sống, nghỉ ngơi đầy đủ để giảm áp lực, căng thẳng, kinh nguyệt tất sẽ đều đặn trở lại.
Nếu liên quan đến dinh dưỡng kém, thì cần tập trung vào bổ huyết, bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường thể lực.
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y
Theo Đông y, muốn điều trị rối loạn kinh nguyệt, cần tác động vào khí huyết. Khí huyết lưu thông sẽ giảm huyết hư, khí trệ.
Bởi vậy, từ lâu, các thầy thuốc Đông y đã áp dụng bài thuốc Bát trân thang với 8 vị thuốc quý là: Đương quy, xuyên khung, thục địa, bạch thược, đảng sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo.
Đương quy: Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết
Thục địa: Có tác dụng tư âm dưỡng huyết.
Bạch thược: Giúp dưỡng huyết điều kinh.
Xuyên khung: Có tác dụng hoạt huyết thông kinh, hành khí giải uất, làm huyết lưu thông, chống huyết ứ trệ.
Đảng sâm: Bổ khí (nguyên khí), có tính cam ôn, dùng trong trường hợp trung khí bị hư.
Bạch truật: Kiện tì vận thấp (hóa thấp), bổ khí kiện tỳ.
Phục linh: Cam đạm để thẩm thấp kiện tỳ giúp
Bạch truật: Tăng tác dụng hóa thấp, tăng nguồn khí huyết cho cơ thể.
Cam thảo: Giúp bổ khí hòa trung đưa thuốc vào tỳ làm chức năng điều hòa các vị thuốc.
Bát trân thang vốn là bài thuốc cổ được danh y Tiết Kỷ (người Trung Quốc), nghiên cứu dựa trên những nguyên lý Đông y, có tác dụng bồi bổ khí huyết, phòng chống thiếu máu, điều trị các bệnh phụ nữ.
Ứng dụng bài thuốc Bát trân thang
Y học cổ truyền Việt Nam cũng áp dụng bài thuốc Bát trân thang, nhưng gia giảm để tạo nên các bài thuốc mới, phù hợp với tình trạng bệnh lý và nhu cầu thực tiễn.
Bài thuốc Bát trân thang đã được nghiên cứu, kết hợp với 2 vị thuốc là Hương phụ và Trần bì có công dụng hành khí giảm đau, lưu thông khí huyết, làm giảm đau bụng kinh.
Để điều trị rối loạn kinh nguyệt một cách an toàn và tiện lợi, chị em có thể tìm các loại thuốc có chứa các vị thuốc Đông y này, để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn, giúp khí huyết lưu thông, sức khỏe cải thiện, da dẻ thêm hồng hào, tươi nhuận.
Vân Anh H+
Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương phụ và Trần bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.
Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn hoặc truy cập website http://phuhuyetkhang.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.
*Sản phẩm này là thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Bình luận của bạn