Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?

Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu lạc nội mạc tử cung

Khắc phục đau bụng kinh bằng cách nào?

Những thực phẩm giúp cơn đau bụng kinh trở nên nhẹ nhàng hơn

Vì sao chị em bị đau bụng kinh?

Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Nghĩ tới những nguyên nhân này

Nguyên nhân gây đau bụng kinh 

Prostaglandin là một hóa chất có trong nhiều bộ phận cơ thể, trong đó có cả tử cung, cũng chịu trách nhiệm gây đau bụng kinh. Chức năng chính của hóa chất này là điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, điều chỉnh viêm, tăng tế bào, giãn cơ và co thắt. Khi bạn có kinh nguyệt, hóa chất này gây ra các cơn co thắt trong cơ tử cung và cũng giúp đào thải niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, trong trường hợp lượng hóa chất trong cơ thể cao hơn, các cơn co thắt sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn. Những cơn co thắt nghiêm trọng dẫn đến đau bụng kinh. 

Đau bụng kinh được phân loại thành 2 loại:

- Đau bụng kinh nguyên phát gây đau từ nhẹ đến trung bình, thường chỉ liên quan đến việc bong lớp niêm mạc tử cung. 

- Đau bụng kinh thứ phát có thể gây đau dữ dội và là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc khả năng mang thai của bạn.

Bệnh viêm vùng chậu, u xơ và u nang buồng trứng đều gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản? 

Đau bụng kinh dữ dội hoặc đau bụng kinh thứ phát có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe như dưới đây, những vấn đề này ảnh hưởng xấu đến khả năng mang thai của người phụ nữ

1. Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu xảy ra do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục không được điều trị. Bệnh giang mai, chlamydia có thể gây ra sẹo ở cơ quan sinh sản (ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc tử cung) do đó, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh viêm vùng chậu cũng có thể do nhiễm trùng không liên quan đến các cơ quan sinh sản. Bệnh viêm vùng chậu khó phát hiện vì các triệu chứng chính như tiết dịch âm đạo bất thường và đau khi quan hệ không được chú ý. 

2. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một trong những lý do phổ biến nhất gây đau bụng kinh dữ dội. Bệnh này cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi lớp lót, thường phát triển bên trong tử cung, bắt đầu phát triển trên các bộ phận sinh sản khác như ống dẫn trứng và buồng trứng. Lớp lót "lạc" lung tung này làm suy yếu các cơ quan sinh sản, dẫn đến các vấn đề vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung có thể được chẩn đoán dễ dàng thông qua nội soi. Nếu bạn cảm thấy đau lưng dưới, đau khi quan hệ tình dục hoặc buồn nôn, có nhiều khả năng bạn bị lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là đau bụng kinh dữ dội không có nghĩa là bạn bị lạc nội mạc tử cung hoặc ngược lại, nếu bạn đã mang thai, bạn không bị lạc nội mạc tử cung. Nói cách khác, nếu bạn bị đau bụng kinh và có thể mang thai, thì bạn không bị lạc nội mạc tử cung. 

3. Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis)

Tình trạng này gần giống như lạc nội mạc tử cung, nhưng niêm mạc tử cung bên trong bắt đầu phát triển trên thành tử cung thay vì trên các cơ quan sinh sản khác. Biểu hiện của bệnh là: Đau bụng dưới, đầy hơi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể được gây ra do sự dao động của hormone trong cơ thể, bao gồm progesterone, hormone kích thích nang trứng và estrogen.

4. U xơ và u nang buồng trứng

Khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi có thể bị u xơ - không phải khối u ung thư. Những khối u này ở bên trong hoặc gần với niêm mạc tử cung. U xơ thường cản trở dòng chảy của máu, gây đau dữ dội trong một thời gian. Khả năng mang thai phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, điều đó có nghĩa là kích thước và vị trí của u xơ có thể cản trở khả năng sinh sản. Trong một số trường hợp, người phụ nữ có u xơ và thụ thai, đôi khi có thể dẫn đến sảy thai. 

U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng trong buồng trứng. Gần giống như u xơ, u nang buồng trứng cũng không gây ung thư. Nếu u nang có kích thước lớn, xuất hiện ở ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, có thể gây cản trở việc thụ thai. 

Điều trị đau bụng kinh có gây vô sinh

Trong hầu hết các trường hợp, bác sỹ có thể khuyên bạn nên uống thuốc tránh thai nội tiết tố để giảm đau. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng mang thai thì đừng uống loại thuốc này. Một số nghiên cứu cho thấy những tác động tiêu cực của việc dùng thuốc như ibuprofen đối với khả năng sinh sản. Ngoài ra, tác dụng của naproxen đã được tìm thấy trong việc trì hoãn rụng trứng ở phụ nữ.

Một số phụ nữ có thể phải làm phẫu thuật để giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, trước khi quyết định phẫu thuật, bạn nên nói chuyện với bác sỹ về ảnh hưởng của phẫu thuật đến khả năng thụ thai. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa