Vai trò của Khổ sâm trong điều trị rối loạn nhịp tim

Khổ sâm có khả năng làm giảm nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền tim

Tim đập nhanh, hồi hộp có dùng thực phẩm chức năng được không?

Nhịp tim nhanh nên ăn gì, luyện tập ra sao?

Nhịp nhanh xoang có nguy hiểm không?

TPCN Ninh Tâm Vương – Giúp ổn định nhịp đập trái tim

TPCN Ninh Tâm Vương – Giúp ổn định nhịp đập trái tim

Rối loạn nhịp tim xảy ra do sự bất thường trong hoạt động điện sinh học của tim khi bị thay đổi nồng độ các ion (chất điện giải) K+, Na+, Ca2+ ở màng tế bào cơ tim; Bệnh của hệ tuần hoàn gây thiếu máu tới tim xảy ra khi tắc mạch vành, đột quỵ; Hoặc tổn hại cấu trúc tim (cơ tim, van tim).

Rối loạn nhịp tim có thể được điều trị nội khoa, can thiệp đốt điện tim hay cấy máy khử rung tim. Liệu pháp nội khoa được dùng phổ biến nhất là các nhóm thuốc điều chỉnh kênh ion, ức chế co bóp tim như quinidin, chẹn beta giao cảm… Tuy nhiên, thực tế cho thấy thuốc điều trị cũng có thể là nguyên nhân khiến rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng, ví dụ thuốc chẹn beta giao cảm. Chính vì vậy, các thầy thuốc cũng hết sức cẩn trọng khi lựa chọn thuốc điều trị cho bệnh nhân. Vì lẽ đó, các nhà dược học trên thế giới không ngừng tìm kiếm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tác động 2 chiều nhằm ổn định điện thế trong tim, (nồng độ chất điện giải) và có thể hạn chế nhược điểm của thuốc hóa dược và làm tăng hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim gây khó chịu, ảnh hưởng chức năng bơm máu

Trong vài thập niên trở lại đây thì Khổ sâm, tên khoa học Sophora flavescens Ait được quan tâm chú ý, bởi tác dụng chống rối loạn nhịp tim của nó đã chứng minh qua nhiều thử nghiệm và bằng chứng lâm sàng.

Bằng chứng cho thấy Khổ sâm chống rối loạn nhịp tim

Không phải ngẫu nhiên mà Khổ sâm trước đây chỉ được biết đến với các công dụng như chống viêm, sát khuẩn, đến nay lại được sử dụng nhiều trong điều trị rối loạn nhịp tim. Bởi nhiều bằng chứng khoa học cho thấy lợi ích của nó trên hoạt động của tim.

Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) cho thấy matrine trong Khổ sâm chống rối loạn nhịp tim thông qua ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, tăng thời gian dẫn truyền tim và làm giảm tính kích thích cơ tim (tác động tương tự nhóm chẹn beta giao cảm – thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chính hiện nay), do đó chống rối loạn nhịp tim. Hoạt chất này còn có khả năng ức chế chọn lọc thụ thể beta adrenergic, do đó bảo vệ cơ tim, chống loạn nhịp và phòng ngừa suy tim.

Hợp chất oxymatrine và matrine trong khổ sâm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim

Một hoạt chất khác trong rễ Khổ sâm là oxymatrine cũng được các nhà nghiên cứu tại Cáp Nhĩ Tân phát hiện ra cơ chế chống loạn nhịp thông qua sự ức chế đáng kể các kênh ion calci và natri, làm giảm đáng kể thời gian xuất hiện và rút ngắn khoảng thời gian xảy ra chứng loạn nhịp tim, giảm tỷ lệ tử vong do loạn nhịp khi thắt động mạch vành.

Một nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Dược Bắc Kinh trên 167 bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh được sử dụng mỗi ngày 3 - 10 viên cao Khổ sâm (1 viên được chiết từ 2gr dược liệu). Kết quả cho thấy Khổ sâm có tác động tích cực trên các dạng rối loạn nhịp tim khác nhau như ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất kịch phát, rung nhĩ, nhịp xoang nhanh…

Ứng dụng hiện đại của Khổ sâm trong điều trị rối loạn nhịp tim

Trước đây Khổ sâm được sử dụng chủ yếu ở dạng chiết xuất thô. Cho đến năm 1998 Viện Y học Cổ truyền thuộc Oregon, Mỹ đã tìm ra phương pháp chiết làm giàu oxymatrine và matrine lên khoảng 20% so với chiết xuất thô.

Tại Việt Nam, đã áp dụng công nghệ bào chế hiện đại, Khổ sâm được chiết tối đa lượng matrine và oxy matrine. Những hoạt chất này được cô đặc dưới dạng cao và kết hợp với nhiều thành phần dược liệu quý khác và hoạt chất như Taurine, L-carnitine nhằm tạo cơ chế tác động toàn diện lên cả hệ dẫn truyền thần kinh tim và huyết động (lưu lượng máu ra vào tim). 

Ngân Giang H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch