Chưa tịch thu xe của “ma men” tham gia giao thông

CSGT đo nồng độ cồn người tham gia giao thông (Ảnh: Dân trí)

Nhiều tranh cãi về việc tịch thu xe của tài xế say rượu

Nồng độ cồn cao có thể bị tịch thu phương tiện

Một phụ nữ say xỉn tấn công cảnh sát giao thông

Cấm phương tiện trên cầu Nhật Tân khi bắn pháo hoa

Đó là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, kiêm Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại cuộc họp Sơ kết công tác An toàn giao thông quý I/2015 diễn ra chiều qua (31/3).

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra vấn đề: "Việc xử phạt là chưa thoả đáng. Vừa qua Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu việc tịch thu xe, nhưng thấy chưa phù hợp thì trước hết cũng cần phạt tiền nhiều hơn, cùng với các biện pháp khác như tạm giữ xe".

Phó Thủ tướng dẫn chứng phương thức phạt Đà Nẵng đã áp dụng, mức phạt đủ mạnh, tác dụng thể hiện ngay. Biểu hiện của việc mức phạt chưa đủ mạnh là nhiều chủ xe, lái xe hết sức coi thường, đã vi phạm lại còn chống đối, tấn công lực lượng thi hành công vụ, đe doạ nhà báo. Điểm rõ ràng là hình phạt còn ít, cần nặng hơn, không chỉ là phạt về tiền. "Tới đây sẽ tăng mức phạt tiền, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt, chúng tôi sẽ giữ xe lại", Phó Thủ tướng cho hay.

Liên quan đến kiến nghị tịch thu phương tiện của các tài xế có nồng độ cồn vượt quá quy định, Bộ Công an cũng vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải nói về vấn đề này.

Văn bản nêu rõ, đối với đề xuất tịch thu phương tiện của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, Bộ Công an kiến nghị cân nhắc kỹ, khi thực hiện biện pháp này sẽ gây nhiều hệ lụy cho xã hội và xung đột pháp lý đối với các văn bản hiện hành

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc thì đối tượng vi phạm chủ yếu là người dân vùng nông thôn, miền núi nơi có đường cao tốc đi qua. Do nhận thức pháp luật còn hạn chế, cơ sở hạ tầng của một số đoạn tuyến cao tốc chưa hoàn thiện, vì vậy, nếu tịch thu phương tiện sẽ không phù hợp với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, việc tịch thu phương tiện cũng liên quan đến quyền sở hữu tài sản được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự và một số văn bản luật liên quan. Trong trường hợp người điểu khiển phương tiên vi phạm không phải là chủ sở hữu phương tiện, hoặc trường hợp là sở hữu chung thì việc tịch thu phương tiện không phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự.

Mặt khác, trường hợp người vi phạm về nồng độ cồn không phải là ít, nếu tịch thu phương tiện sẽ gây ra tình trạng quá tải trong việc giải quyết của cơ quan chức năng. Ngoài ra, việc tịch thu phương tiện có thể gây ra một số hệ lụy đối với người dân, khiến họ rơi vào tình trạng khó khăn. Đối với nhiều người, xe ô tô, xe máy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là phương tiện kiếm sống, một tài sản lớn của gia đình.

Theo lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ Giao thông Vận tải), các cơ quan chức năng đều cho rằng đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia không phù hợp với một số quy định của pháp luật hiện hành và chưa đảm bảo tính khả thi vào thời điểm hiện nay.

Sau khi nghe dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các nội dung liên quan đến quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn nghiên cứu, đánh giá thêm về quy định xử phạt đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn. Trước mắt chưa áp dụng việc tịch thu phương tiện như đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin