Chúng ta có thể chịu lạnh tới mức nào?

Phản ứng của cơ thể khi bị lạnh: Run rẩy và răng va vào nhau lập cập

Video: Mẹo để không bị lạnh vào mùa đông

Da đẹp mùa đông

Mùa đông tắm cho bé thế nào?

Dưỡng da bằng trái cây

"Trị" cảm lạnh bằng Đông y

Mùa đông dễ bị cảm cúm - đúng hay sai?

Điều gì xảy ra khi chúng ta bị lạnh?

Trong điều kiện cực lạnh và nhất là khi cơ thể chúng ta không có gì che chắn trước thiên nhiên thì nó sẽ bị tê cóng. Lượng máu lưu thông sẽ giảm và việc thiếu máu ấm sẽ dẫn đến các cơ bị đóng băng và đứt vỡ.

 Thật kỳ diệu, cơ thể con người có 2 cơ chế tự bảo vệ để củng cố thân nhiệt khi bị lạnh.

Ngay khi những cơn gió lạnh thổi vào mặt, cơ thể sẽ tự phản ứng bằng cách vận chuyển máu ra xa những vùng ngoại vi như da, ngón tay, ngón chân… Lượng máu đó sẽ đi tới khu vực trung tâm của các bộ phận này. Quá trình đó được gọi là “sự co mạch” (vasoconstriction), có tác dụng làm giảm đến mức tối đa lượng nhiệt thoát ra ngoài môi trường.

Phản ứng thứ 2 là run rẩy, nổi da gà và hai hàm răng đánh vào nhau tạo tiếng kêu lập cập. Các phản ứng này giúp cơ thể tạo thêm nhiệt độ, làm thân nhiệt tăng lên đồng thời cảnh báo cho con người biết rằng cơ thể đang bị lạnh và cần tìm một nơi trú ẩn ấm áp.

Tuy nhiên, nếu các cảnh báo đã được não bộ đưa ra, nhưng chúng ta không thể tìm được nơi ấm áp để trú ẩn và cơ thể phải tiếp tục ở trong môi trường nhiệt độ thấp thì sao?

Con người chịu lạnh được đến đâu?

Hạ thân nhiệt” là tình trạng nhiệt độ trung tâm của cơ thể xuống thấp bất thường. Lúc này, cơ thể không còn khả năng sinh nhiệt để duy trì hoạt động. Nếu cơ thể vừa chịu lạnh, vừa bị ướt thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Trong nước, cơ thể sẽ mất nhiệt nhanh gấp 25 lần so với trong không khí.

Phản ứng của cơ thể khi bị lạnh

Cho tới nay, tình trạng giảm thân nhiệt nghiêm trọng nhất được phục hồi là một cậu bé 2 tuổi người Ba Lan. Cơ thể cậu bé gần như bị “đóng băng” sau khi lang thang ngoài trời với bộ đồ ngủ mỏng manh. Nhiệt độ lúc đó xuống thấp ở mức -7oC và nhiệt độ cơ thể của Adas chỉ còn 12,7o C.

Michael Sawka – Giám đốc Bộ phận Thân nhiệt và Môi trường vùng núi, Viện Nghiên cứu Môi trường quân y Mỹ (USARIEM), cho biết, nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37oC, hiện tượng hạ thân nhiệt nhẹ sẽ xuất hiện khi thân nhiệt xuống còn 35oC. “Nếu nhiệt độ tiếp tục giảm, những điều tồi tệ sẽ xảy ra”, Sawka cho biết.

- Thân nhiệt 32,2oC: Bạn có thể bị mất trí nhớ.

- Thân nhiệt 27,7oC: Bạn bắt đầu mất ý thức

- Thân nhiệt xuống dưới 21oC: Tình trạng hạ thân nhiệt nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Các thương tổn nguy hiểm do nhiệt độ thấp

"Nếu như nhiệt độ trung tâm của cơ thể phải mất khá lâu mới giảm thì nhiệt độ khu vực ngoại vi lại giảm xuống khá nhanh chóng", GS. John Castellani thuộc USARIEM, cho biết.

Khi nhiệt độ cơ thể hạ thấp, các ngón tay, ngón chân sẽ bị tê cóng vì phản ứng giảm cấp máu của cơ thể. Nhiệt độ các khu vực này xuống rất thấp cho dù bạn có đeo găng tay hay đi giày, đi tất… Nếu tay chân bị đổ mồ hôi, sự ẩm ướt càng làm cho khu vực này bị mất nhiệt nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các tổn thương do lạnh giá chỉ xuất hiện khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 0oC. “Nếu bạn phải chịu những cơn gió lạnh -9,4oC trong thời gian dài thì sự tê cóng nặng sẽ xuất hiện và các thương tổn do lạnh giá sẽ tăng lên", GS. Castellani cho biết.

Có những người vẫn sinh tồn được trong môi trường giá buốt

Ngoài ra, các thương tổn cũng cần có thời gian để xuất hiện và điều này còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Ví dụ, nếu bạn đang đứng ngoài môi trường có nhiệt độ -17,8oC và những cơn gió lạnh -28,3oC, các tổn thương sẽ xuất hiện sau 30 phút. Tuy nhiên, khoảng thời gian này chỉ còn 5 phút nếu bạn đứng trong môi trường -26oC và những cơn gió -48,3oC không ngừng thổi.

Mặc dù nguy cơ bị thương khi giá rét luôn thường trực, một số người vẫn có thể sinh tồn trường môi trường cực kỳ giá buốt. Bằng chứng là những người leo núi hoặc thám hiểm Bắc cực, người bơi qua eo biển Manche khi nhiệt độ nước rất thấp. Có những cộng đồng đã thích nghi với cái lạnh khắc nghiệt của vùng cực, chẳng hạn như người Inuit ở Canada hay người Nenet ở miền Bắc nước Nga. Tuy nhiên, không phải khả năng chịu lạnh của mọi người đều như nhau và có lẽ những người này đã phải trải qua một thời gian dài luyện tập.

Câu chuyện lịch sử về hậu quả kinh hoàng của cái lạnh
Khi quân đội của Hitler xâm lăng nước Nga vào năm 1941, mùa Đông ở đó mới bắt đầu và nhiệt độ đã xuống rất thấp. Hàng ngàn binh lính đã chết rét trong khi vẫn mặc trên người đồng phục mùa hè vì họ tưởng rằng chiến dịch sẽ nhanh chóng kết thúc. Động cơ của xe tải và xe tăng bị đông cứng và chỉ có cách đốt lửa phía dưới mới làm rã đông được, nước sôi đem ra khỏi lò có thể đông cứng chỉ trong vòng hơn 1 phút.
Kim Chi H+ (Theo BBC, Livesience)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn