Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng cho người trưởng thành
Dùng thuốc gì khi bị dị ứng thức ăn?
Trẻ bị sặc thức ăn phải làm sao?
"Hô biến" thức ăn chăn nuôi thành TPCN: Lãi 3.000 tỷ (!!!)
Cảnh báo ngộ độc chì từ thức ăn nước uống
Ai cũng có thể bị dị ứng thức ăn
Chị Lê Quỳnh Hoa (29 tuổi, Cổ Nhuế, Nam Từ Liêm, Hà Nội) là người bị dị ứng với tất cả những loại thức ăn từ hải sản, đặc biệt là những động vật có vỏ cứng như tôm, cua, ba ba. Nhưng vì không biết, nên đã có lần chị lâm nguy trong một bữa tiệc liên hoan với bạn bè. Chả là chị Hoa lần đầu được ăn ba ba, thấy ngon miệng nên chị nhiệt tình thưởng thức. Tuy nhiên, khi gần tan tiệc, chị Hoa bỗng thấy quay cuồng, chóng mặt, khó thở, buồn nôn. Chị vội chạy ra nhà vệ sinh thì ngã quỵ luôn ở cầu thang. Đưa đi cấp cứu, chị Hoa được bác sỹ thông báo là do dị ứng thức ăn. Cũng vì được cấp cứu kịp thời nên chị Hoa bình phục nhanh, tuy nhiên, từ đó, cứ nghe đến ba ba là chị thấy lạnh sống lưng, sợ hãi.
Song, cũng từ đó chị còn phát hiện ra mình còn dị ứng cả với tôm, cua. Cứ ăn cua hoặc tôm là chị đau bụng dù chị chỉ dùng một lượng rất nhỏ. Chị Hoa cũng thắc mắc, không hiểu tại sao trước kia chị ăn tôm, cua không bị sao cả. Đến tận bây giờ mới có phản ứng và đã kéo dài 9 năm trời.
Cũng tương tự chị Hoa, chị Lan Anh (27 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: Trước đây ăn tôm rất nhiều không sao mà từ năm ngoái, sau một đợt ốm, chị ăn tôm trở lại thì bị đau bụng, buồn nôn, người thì nổi ban. “Tôi không nghĩ là do tôm nhưng khi ăn đến lần thứ 4, toàn thân tôi phát ban rất nặng, đi khám thì được biết là tôi bị dị ứng tôm. Giờ cứ nhìn thấy món mà trước mình thích lắm cũng không dám động đũa!” – chị Lan Anh cho biết.
Không chỉ hải sản mới gây dị ứng, một số người còn bị dị ứng với các loại hạt hay hoa quả.
Thông thường, trẻ nhỏ từ 1 đến 7 tuổi hay dị ứng với lạc. Trẻ em 6 - 24 tháng tuổi thường bị dị ứng với lòng trắng trứng gà, sữa bò, lúa mì, đậu nành... Người trưởng thành dị ứng với hải sản như tôm, cá, cua, nghêu, sò, ốc, hến…. Có trường hợp dị ứng kéo dài suốt đời, cũng có trường hợp chỉ bị trong một thời gian nhất định và ai cũng có thể bị.
Người dị ứng với tôm, ba ba cũng dễ bị dị ứng khi ăn cua
Triệu chứng của dị ứng thức ăn
Ở mức độ nhẹ, dị ứng gây phát ban, ngứa ở miệng, môi, lưỡi, cổ họng, mắt, da, hoặc các bộ phận khác; Sưng (phù mạch) ở môi, lưỡi, mí mắt, hay cả khuôn mặt; Khó nuốt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, khàn giọng; Thở khò khè hoặc khó thở, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng do co thắt dạ dày. Nặng nhất là sốc phản vệ, trong đó những người có bệnh hen suyễn hoặc bị dị ứng với lạc (đậu phộng), hải sản rất dễ bị sốc phản vệ.
Một số nghiên cứu cho biết, những trẻ em đã bị dị ứng với protein của sữa bò thường bị dị ứng chéo với các sản phẩm đậu nành. Những người dị ứng với chất cao su tổng hợp thường hay bị dị ứng với chuối, kiwi, bơ và một số loại thực phẩm khác.
Trẻ nhỏ từ 1 đến 7 tuổi dễ bị dị ứng khi ăn lạc
Điều trị và phòng tránh
Dị ứng thức ăn có thể dùng thuốc theo đơn của bác sỹ, tuy nhiên chưa có thuốc đặc trị.
Cách tốt nhất để không bị dị ứng thức ăn là tránh dùng các loại thức ăn đã từng gây dị ứng cho bệnh nhân trước đó. Đối với người lần đầu tiên nghi bị dị ứng thức ăn, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được điều trị và hướng dẫn phòng tránh dị ứng lần sau.
Trong trường hợp bạn có cơ địa nhạy cảm, hay bị dị ứng, nếu phải đi ăn tiệc, hãy luôn nhớ mang theo thuốc chống dị ứng để có thể xử trí cấp cứu kịp thời khi xảy ra dị ứng thức ăn.
Đối với trẻ nhỏ, không nên cho ăn các loại hạt như lạc, vừng. Hãy cho các bé thử từng ít một để xem phản ứng cơ thể.
Với người lớn, do rất khó xác định lượng thức ăn tối thiểu đủ gây ra một phản ứng dị ứng, nên người có tiền sử dị ứng thức ăn cần thận trọng khi ăn uống, nhất là khi đi ra ngoài, ăn thức ăn ở hàng quán.
Bình luận của bạn