Khi con em được đến trường!

Học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội, trở lại trường vào đầu tháng 2. Ảnh: Giang Huy VnExpress

Hà Nội và… Quang Hải: Chia tay thần tượng

Người từng mắc COVID-19 tiêm vaccine vào thời điểm nào?

Thực dưỡng: Hiểu đúng - áp dụng đúng

Dấu hiệu lupus ban đỏ và giải pháp cải thiện từ thảo dược

Sở dĩ cái ngày mong mỏi của không chỉ các bậc ông bà, cha mẹ mà còn của cả chính các cháu xảy đến, là cái kết tất yếu của một quá trình nỗ lực, như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận tại Phiên họp Chính phủ tháng 3 (ngày 4.4): Tình hình dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, số ca mắc mới, chuyển nặng, tử vong có xu hướng giảm nhanh, giảm sâu từ cuối tháng 3. Chúng ta cũng làm tương đối tốt việc điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch theo tình hình, đẩy mạnh kiểm soát dịch bệnh theo rủi ro. Và như nhiều ý kiến thống nhất trong cuộc họp: Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện "đa mục tiêu" gồm tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, thực hiện kiểm soát rủi ro, giảm số ca chuyển nặng, tử vong, không để quá tải hệ thống y tế; thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, chăm lo an sinh xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trước các diễn biến phức tạp của tình hình thế giới…

Hãy nhớ lại những ngày u ám từ giữa năm ngoái ở nhiều tỉnh, thành phố và cứ hình dung chúng ta vẫn theo đuổi chính sách Zero-COVID cho đến tận bây giờ! Chắc chắn con cháu chúng ta không có được nụ cười trong ngày đến trường hôm nay, dù chúng vẫn chưa được “tự do” như trước đây.

Vào dịp này, Báo điện tử Chính phủ đã thực hiện bài viết tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, với ý kiến chung thống nhất rằng đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội của đất nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hoạt động hết mình, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, đưa ra các biện pháp linh hoạt, hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế. Đặc biệt, từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP đến nay, nước ta đã chuyển từ chiến lược Zero-COVID sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch. Đây là bước ngoặt rất lớn và đúng đắn của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch, đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt giữa hai giai đoạn chống dịch.

Empty

Trẻ con được trở lại trường học là dấu hiệu cuộc sống đã dần trở lại bình thường sau dịch COVID-19

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng cho rằng Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/10/2021 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đã ra đời rất đúng thời điểm và dựa trên những bằng chứng khoa học, thực tiễn của đất nước. 

"Thời gian qua, chúng ta cũng đã nới lỏng đồng bộ đi đôi với dự phòng đồng bộ, thay đổi quy định cấm đi lại, cấm các hoạt động ở nơi công cộng sang kiểm soát rủi ro. Đó là thành tựu quan trọng của đất nước, vừa hồi phục phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch". "Tất cả sự thay đổi trên đã thể hiện sự mạnh dạn, táo bạo trong việc ra quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chúng ta đã thành công khi luôn thể hiện được sự "ứng vạn biến" để linh hoạt kiểm soát dịch trong mỗi giai đoạn mà vẫn phát triển kinh tế. Đến nay, mặc dù số ca mắc trên cả nước vẫn cao, nhưng số ca nặng giảm, số tử vong giảm. Đó là những quyết định sáng suốt, đúng đắn và thể hiện sự linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo đảm an sinh xã hội của người dân", ông Phu nhấn mạnh.

Cũng ông Phu nhận định vaccine đóng vai trò rất quan trọng trong phòng chống dịch. Điều này đã thể hiện rõ giữa 2 đợt dịch bùng phát ở TP.HCM và Hà Nội. Thời điểm dịch bùng phát ở TP.HCM, số ca nhiễm và ca tử vong cao, nhưng đợt dịch sau bùng phát ở Hà Nội, với số ca nhiễm cũng cao song số ca chuyển nặng, số ca tử vong không cao. Đây chính là hiệu quả của chiến dịch tiêm vaccine bên cạnh những kinh nghiệm, bài học được rút ra từ các đợt dịch trước cũng như năng lực y tế của chúng ta đã được nâng cao.

_120578547_gettyimages-1235162272

Chiến lược vaccine đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới

"Có thể nói chiến lược vaccine ở nước ta có tốc độ thần tốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta đã triển khai quyết liệt dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ là thực hiện bao phủ 2 mũi cơ bản vaccine cho người dân".

Chiến lược vaccine đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, là nhận định của một người trong cuộc khác, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Ông cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp bao gồm việc chủ động tiếp cận các nguồn vaccine qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tham gia chương trình COVAX Facility, đàm phán song phương với các nhà sản xuất, ngoại giao vaccine với các tổ chức quốc tế và chính phủ nhiều nước. Đây là chiến dịch tiêm chủng với quy mô lớn nhất trong lịch sử, việc triển khai chiến dịch được thực hiện trên quan điểm thống nhất "tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng và công khai".

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cũng đánh giá rất cao sự chỉ đạo chống dịch của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong suốt năm 2021 đến nay, mà theo ông có hai điểm nổi bật rất lớn. Thứ nhất, từ đầu năm 2021, chúng ta chưa có vaccine phòng COVID-19, nhưng với sự nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên tất cả các phương thức đã tạo được nguồn vaccine và trở thành quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine rất cao, là tiền đề để chúng ta chuyển hướng sang chống dịch giai đoạn 2, gọi là giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả. Thứ hai, từ tháng 10/2021, Chính phủ đã chuyển hướng chiến lược chống dịch, từ Zero-COVID sang thích ứng an toàn, tạo điều kiện rất quan trọng để đất nước ta phục hồi kinh tế và có thành tựu như hôm nay. Đây là những điểm son rất trân trọng trong thành tích của Chính phủ năm 2021.

GS.TS Nguyễn Lân Dũng, nguyên ĐBQH khóa X, XI, XII nói đến thành tựu, từ một nước tiếp cận vaccine COVID-19 chậm, chỉ sau 1 năm, Việt Nam đã trở thành 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới. Đó là một thành tựu hết sức to lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành.

 

 

Tính đến ngày 3/4, cả nước đã tiêm hơn 206,5 triệu liều vaccine COVID-19 cho người dân. Trong đó, riêng mũi 3 đạt gần 50 triệu liều. "Đây là một kết quả chưa từng có ở nước ta và là biện pháp hữu hiệu để nước ta trở lại trạng thái bình thường hóa trong xã hội như hôm nay", ông Dũng khẳng định.

Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân từ TP.HCM cũng cho rằng, từ việc chuyển hướng phòng chống dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch, chúng ta đã đầu tư mạnh mẽ hơn cho ngành y tế, trong đó tăng cường nhân lực cho y tế cơ sở, y tế phường, xã; triển khai việc sản xuất thuốc đặc trị COVID-19… "Sự đồng bộ này đã giúp người dân yên tâm ổn định cuộc sống, sản xuất kinh doanh. Chính việc thích ứng an toàn này cũng đã giúp chúng ta mạnh dạn mở cửa lại các hoạt động, phục hồi kinh tế - xã hội, các cháu học sinh được đến trường. Đây là một thành tựu của Đảng, của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị", ông Ngân chia sẻ.

Trời chẳng phụ lòng người có công. Nay, chúng ta lại có dịp được lên đường khám phá những miền đất mới khi đất nước đã mở cửa du lịch trở lại. Con em chúng ta lại được trở lại trường với những ngày đến trường là một ngày vui. Các khu công nghiệp trở lại hoạt động với hết công suất khi người lao động sau thời gian tìm về trú ẩn ở làng quê đã trở lại. Những đường phố đã nhộn nhịp trở lại với cửa hàng, cửa hiệu sáng ánh đèn… Cuộc sống đang hồi sinh mạnh mẽ trong trạng thái bình thường mới.

Thật là qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm! 

Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn