- Chuyên đề:
- Viêm khớp dạng thấp
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Viêm khớp dạng thấp có thể gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp ngón tay
Mẹo giảm đau khớp khi trời lạnh
Những lầm tưởng trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp vảy nến
Viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách kiểm soát bệnh
Người bị viêm khớp nên ăn nhóm thực phẩm nào?
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường gặp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính, với tổn thương cơ bản bắt đầu ở màng hoạt dịch của khớp.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, cơ chế chính gây bệnh là do hệ thống miễn dịch tấn công lớp màng bao quanh khớp, dẫn đến hiện tượng sưng viêm.
Viêm khớp dạng thấp gây triệu chứng đặc trưng là đau, sưng có tính chất đối xứng. Cơn đau thường kéo dài liên tục cả ngày, tăng lên về đêm và gần sáng, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Theo thời gian, viêm khớp dạng thấp còn gây mất sụn, làm lộ ra phần xương dưới sụn, khiến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi đó, ngoại trừ triệu chứng sưng tấy và đau nhức dữ dội, bệnh còn gây co cứng khớp. Hầu hết trường hợp bị cứng khớp thường gặp vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng góp phần giảm nhẹ triệu chứng viêm khớp dạng thấp, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những thực phẩm người mắc nên kiêng trong quá trình điều trị bệnh:
Thực phẩm chứa đường phụ gia
Đường phụ gia xuất hiện trong các loại bánh kẹo ngọt, nước có gas, kem, gia vị chế biến sẵn… Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người thường xuyên dùng nước ngọt chứa đường fructose có nguy cơ bị viêm khớp cao gấp 3 lần người không sử dụng. Thói quen sử dụng đồ ngọt cũng làm tăng trọng lượng cơ thể, gây thêm gánh nặng cho các khớp xương ở người bị viêm khớp dạng thấp.
Thịt đỏ
Nghiên cứu chỉ ra rằng, người ăn nhiều thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến (xúc xích, thịt nguội) thường có định lượng các chất tiền viêm như interleukin-6, CRP, homocysteine cao hơn bình thường. Thay vào đó, bạn nên tăng cường ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau củ, hoa quả tươi.
Thực phẩm chế biến sẵn
Người bị viêm khớp dạng thấp nên tránh xa thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh, đồ ăn vặt đóng gói. Nguyên nhân là các thực phẩm trên thường chứa nhiều muối, đường phụ gia, chất bảo quản và thành phần có nguy cơ gây viêm nhiễm.
Đồ uống có cồn
Rượu bia không chỉ làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm khớp dạng thấp mà còn tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm cột sống dính khớp. Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ gout, thoái hóa xương khớp nếu lạm dụng rượu trong thời gian dài.
Dầu thực vật chứa nhiều omega-6
Các acid béo là chất dinh dưỡng cần thiết với sức khỏe. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng với tỷ lệ omega-3 và omega-6 mất cân bằng có thể gây ra phản ứng viêm nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh viêm khớp dạng thấp hạn chế sử dụng dầu thực vật chứa nhiều acid béo omega-6 như dầu ngô, dầu cọ.
Thực phẩm chiên rán
Người bị viêm khớp dạng thấp nên hạn chế ăn thực phẩm có nguồn gốc động vật được chế biến dưới dạng chiên rán, nướng. Nguyên nhân là trong chúng có chứa AGEs - các protein hoặc chất béo bị glycat hóa sau khi tiếp xúc với đường ở nhiệt độ cao. AGEs tích tụ với nồng độ cao sẽ gây ra tình trạng stress oxy hóa, kéo theo hiện tượng viêm trong cơ thể.
Giải pháp từ thảo dược cho người bị viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bị viêm khớp dạng thấp cần sinh hoạt lành mạnh kết hợp luyện tập nhẹ nhàng. Ngoài ra, nhiều người đang tin tưởng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là hy thiêm giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
Theo đông y, vị thuốc hy thiêm có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí của Hội liên hiệp Hóa chất thực vật Châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy, hy thiêm có khả năng cải thiện cơn đau và ức chế quá trình viêm tại chỗ mạnh tương đương với piroxicam. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tác dụng này có được là nhờ hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm có tên kirenol.
Ngoài thành phần chính hy thiêm, các nhà khoa học còn kết hợp thêm nhiều thành phần khác như: Sói rừng, bạch thược, nhũ hương, methylsulfonylmethane, boron, L-carnitine,… trong sản phẩm viên nang tiện dùng, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sưng đau và bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong, góp phần khắc phục tình trạng viêm khớp dạng thấp và phòng ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả, an toàn.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tỷ lệ người bệnh cải thiện các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp, cải thiện chức năng vận động... ở nhóm kết hợp sử dụng sản phẩm viên nén thảo dược cao hơn so với nhóm đối chứng. Đặc biệt, sản phẩm đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Viêm khớp dạng thấp vừa ảnh hưởng tới việc sinh hoạt lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Do đó, để cải thiện tình trạng bệnh, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và kết hợp sử dụng sản phẩm chứa hy thiêm mỗi ngày.
Trang Vũ
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Hoàng Thấp Linh là sự phối hợp giữa các thành phần: Hy thiêm, nhũ hương, sói rừng, bạch thược, L-Carnitine fumarate, magnesi, methylsulfonylmethane, pregnenolone, boron. Công dụng giúp hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay.
Sản phẩm dùng cho người viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn do khô khớp.
Hướng dẫn sử dụng:
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên.
- Nên sử dụng thành từng đợt từ 2-3 tháng.
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Địa chỉ: Số 171 Phố Chùa Láng – Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa – Hà Nội.
Số XNQC: 01399/2019/ATTP-XNQC
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Bình luận của bạn