Củ gừng chữa bệnh: Nhanh chóng, đơn giản mà chẳng ai ngờ

Gừng giúp giảm đau, tốt cho hệ tiêu hóa

9 lợi ích sức khỏe của dầu gừng

Lợi ích ít người biết của nước ép gừng

Đau bụng kinh có thể chườm bằng gừng

Cách thêm gừng vào món ăn uống tốt cho sức khỏe

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh nhân nhiệt hay hàn, hư hay thực, các thầy thuốc cũng thường cho dùng thêm từ 3 - 5 lát gừng sống.

Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2 - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, thêm các chất cay như zingeron, shogaola. Cả kinh nghiệm dân gian và nhiều nghiên cứu khoa học đều cho thấy, gừng có nhiều lợi ích với sức khỏe, điển hình có thể kể đến như: 

Tốt với tiêu hóa
Nhai một miếng gừng nhỏ trước bữa ăn sẽ giúp tăng cảm giác ngon miệng. Gừng cũng kích thích dịch tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. 
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy buồn nôn, dạ dày hơi nhộn nhạo, nhai một ít gừng sẽ hết. Nếu có thể, hãy ăn kèm với chút mật ong. 
Gừng giúp giảm đau
Nếu bị đau dạ dày, bạn chỉ cần nhai vài lát gừng tươi, cơn đau sẽ dịu dần đi. Gừng cũng giúp giảm cơn đau nhức khớp. Bởi vậy, các bác sỹ thường khuyên bệnh nhân khớp bổ sung thêm gừng vào món ăn. 
Bị ngộ độc thực phẩm - hãy ăn gừng!
Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, nó còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn. 
Bị tụt huyết áp - hãy uống trà gừng!
Khi bị chóng mặt, tụt huyết áp, hãy pha ngay một cốc trà gừng, hoặc pha bột gừng, gừng sống với nước đường, bạn sẽ cảm thấy tỉnh hơn.
Gừng kích thích tình dục
Mới đây, một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, gừng có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm tinh hoàn, rối loạn cương dương hay điều trị xuất tinh sớm. Thêm gừng vào món ăn cũng giúp kích thích tình dục, tăng ham muốn. 
Những lưu ý khi dùng gừng:
- Không nên gọt vỏ gừng tươi: Vỏ gừng có nhiều công dụng chữa bệnh. Bởi thế, chỉ dùng chỉ nên rửa sạch gừng. 
- Không cho người say nắng ăn gừng: Với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. 
- Không dùng gừng tươi đã bị dập: Gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần có thể tiến triển thành ung thư gan, ung thư thực quản. 
- Không ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng. 
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người đái tháo đường, người bệnh tim hay phụ nữ mang thai. 
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng...
An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất