Gừng – Từ thực phẩm đến chức năng

Trà gừng được ứng dụng rộng rãi để giữ ấm, chống buồn nôn khi say

10 thảo dược quý trong điều trị bệnh hô hấp

Thảo dược “cỏ ngọt” stevia

Thảo dược nào dành cho người bị táo bón?

Thảo dược "trị" IBS

Dùng thảo dược để "vĩnh biệt" viêm xoang

Giảm buồn nôn và nôn

Nhờ việc buôn bán gia vị, gừng đã được sử dụng rất phổ biến ở châu Âu. Một thầy thuốc từ thế kỷ 16 đã viết: “Gừng rất tốt cho người dạ dày kém”. Trong cuốn Thảo dược gia đình, năm 1814, thầy thuốc người Anh Robert Thornton nhận xét rằng “hai hoặc ba cốc đầy nước gừng tươi cho bữa sáng” sẽ làm giảm các triệu chứng khó tiêu.

Các nghiên cứu hiện đại sau này đã xác nhận rằng gừng làm giảm nôn và buồn nôn do nhiều nguyên nhân: Ốm nghén, sang chấn tâm lý sau mổ, điều trị hoá trị liệu và say tàu xe.

Trà gừng có công dụng giải rượu, chống buồn nôn

Các nghiên cứu về việc liệu gừng có phòng ngừa được say tàu xe hay không vẫn chưa cho kết quả thống nhất. Một nghiên cứu chỉ ra rằng rằng gừng có hiệu quả ngang với dimenhydrinate (Dramamine), với ít tác dụng phụ hơn.

Một số nghiên cứu khác cho thấy khi bổ sung cùng với các thuốc chống nôn, gừng làm giảm hơn nữa tình trạng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu.

Tuy gừng được nghiên cứu kỹ nhất về tác dụng chống nôn và buồn nôn, song nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ gừng là phương thuốc nhiều công dụng với ít nhất 6 tác dụng chữa bệnh khác nhau:

Giảm đau và viêm: Gừng làm giảm đau và viêm, khiến nó rất có giá trị trong điều trị viêm khớp, đau đầu và đau bụng kinh nguyệt.

Kích thích tuần hoàn: Gừng có tác dụng làm ấm và kích thích tuần hoàn.

Ức chế virus cảm lạnh: Gừng ức chế rhinovirus, là loại virus gây cảm lạnh thông thường.

Ức chế vi khuẩn: Gừng ức chế các vi khuẩn như Salmonella, gây tiêu chảy và động vật nguyên sinh như Trichomonas (trùng roi âm đạo).

Giảm đầy hơi và co thắt gây đau: Ở đường tiêu hóa, gừng làm giảm đầy hơi và co thắt gây đau.

Có thể ngăn ngừa loét dạ dày: Gừng có thể ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày do thuốc chống viêm không steroid như aspirin và ibuprofen.

TPCN chứa tinh chất gừng cũng được ứng dụng rất nhiều

Sử dụng gừng ở nhiều dạng khác nhau

Bạn có thể sử dụng gừng ở bất kỳ dạng nào thuận tiện.

Chống nôn và buồn nôn khi đang mang thai: Hãy thử dạng trà, canh hoặc viên nang - 250mg, 4 lần/ngày. Nếu chọn đồ uống, hãy đảm bảo là nó được chế biến từ gừng tự nhiên. Bạn cũng có thể nhấm nháp mứt gừng.

Say tàu xe

Để đối phó với chứng say tàu xe: Uống 1g gừng khô, bột gừng hoặc viên nang gừng 30 phút đến 2 giờ trước chuyến đi để giúp giảm buồn nôn.

Buồn nôn sau mổ

Trong một nghiên cứu gần đây về sử dụng gừng để trị chứng buồn nôn sau phẫu thuật, liều là 500mg 30 phút trước mổ và 500mg 2 giờ sau mổ. Tuy nhiên, gừng thường không được khuyên dùng trong vòng 7 đến 10 ngày trước mổ do nó có ảnh hưởng đến đông máu.

Hãy hỏi ý kiến bác sỹ phẫu thuật hoặc bác sỹ gây mê trước khi thử dùng gừng.

Công thức đơn giản từ cuốn sách 500 Time-Tested của Pháp là sự kết hợp hoàn hảo giữa gừng và bạc hà: Đổ hai chén nước vào chảo, thêm vào hai thìa cà phê bạc hà khô hoặc một muôi bạc hà tươi, thêm một thìa cà phê gừng tươi sắt nhỏ. Đun sôi trong vòng 15 phút, lọc ra lấy nước và pha vào một thìa mật ong.

Tiểu Bắc H+ (Theo msn)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất