Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý trong điều trị ung thư vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến (Ảnh: thienduoc.com)
Đa phần các sản phẩm có trinh nữ hoàng cung tốt, được người tiêu dùng đón nhận
Trinh nữ hoàng cung giúp giảm u xơ tử cung
Nguy hiểm khi nhầm lẫn Trinh nữ hoàng cung với cây Lan huệ
VAFF lên tiếng vụ “tố” chất lượng hơn 80 sản phẩm chứa Trinh nữ hoàng cung
Cây Trinh nữ hoàng cung có ở vùng nhiệt đới ở nhiều nước, đặc biệt tại Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Đây là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian từ lâu đời để u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, u xơ tiền liệt tuyến, hạn chế đau đớn cho phụ nữ sau phẫu thuật.
Với khoa học hiện đại, trinh nữ hoàng cung được nghiên cứu sớm tại Ấn Độ, được xếp là thuốc Ayurveda. Năm 1983, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa Trinh nữ hoàng cung có một Glucoaloid là Latisolin, khi thủy phân cho một Aglycon là Latisodin. Năm 1984, Shibnath và Ghosal phân lập ược các Alcaloids Pratorimin, Pratosin cũng với các Acaloids khác đã được biết như: Pratonmin, Ambelin, Lycorin. Năm 1986, Ghosal công bố các Alcaloid được chiết xuất từ Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống ung thư là: Crinafolin và Crinafolidin. Năm 1989, Ghosal lại chiết xuất được từ dịch ép cây Trinh nữ hoàng cung hai Alcaloid mới là: 2-Epilycorin và 2 Epupancrassidin.
Tại Trung Quốc và Nhật Bản, trong thời gian từ 1988 đến 2008, đã có trên 30 công trình nghiên cứu về phân lập được các Alcaloid từ cây Trinh nữ hoàng cung và nghiên cứu điều trị u xơ, ung thư tử cung, u vú, u tiền liệt tuyến, viêm khớp, viêm phế quản, mụn nhọt.
Trinh nữ hoàng cung cũng được nghiên cứu tại nhiều quốc gia phương Tây và được công bố trên nhiều tạp chí khoa học uy tín. Hiện có khoảng 32 Alcoloid được phân lập từ cây trinh nữ hoàng cung được công bố. Đơn cử như Kobayashi Shigeru (1984) và Leffs Peter (1985) đã công bố kết quả nghiên cứu về thành phần và tác dụng cây Trinh nữ hoàng cung đối với u xơ tử cung và u xơ tiền liệt tuyến.
Tại Việt Nam, Trinh nữ hoàng cung cũng đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Nhiều nghiên cứu và tài liệu đã đề cập đến tác dụng của cây Trinh nữ hoàng cung đối với ung thư vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, viêm khớp, viêm phế quản, mụn nhọt…
Trường Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh bắt đầu nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung từ 1990. Lương y Nguyễn Công Đức, Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh, đã dùng Trinh nữ hoàng cung chữa trị cho các bệnh nhân ung thư vũ, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, phong thấp đem lại hiệu quả tốt. Trinh nữ hoàng cung là đề tài luận văn tiến sỹ dược học của Võ Thị Bạch Huệ đã phân lập được 2 Acaloid là: Crinamidin và 6-Hydroxy-Crinamidin.
Giáo sư Nguyễn Công Hào cùng các cộng sự Viện sinh học nhiệt đời (1998) đã nghiên cứu thành phần hóa học, trồng trọt cây Trinh nữ hoàng cung nhằm lý giải các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
Nhóm nghiên cứu của Bộ môn Hóa hữu cơ – Trường Đại học Khoa học kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung từ năm 1996.
Nguyễn Hoàng etal. (1997) đã nghiên cứu cây Trinh nữ hoàng cung và công bố chiết tách được 11 Alcaloids.
Trần Văn Sung (1997) đã nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cây Trinh nữ hoàng cung và công bố phân lập được 5 Alcaloid, trong đó có Lycorin.
Ngoài ra còn nhiều cuốn sách quý nói về trinh nữ hoang cung như “Cây thuốc, bài thuốc bà biệt dược” (Phạm Thiệp; Lê Văn Thuần; Bùi Xuân Chương – 2000); “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất Lợi – 2004); Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện Dược Liệu - 2006).
Đến năm 2007, dự án cấp Nhà nước: KC.10.DA17 do TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm thực hiện giai đoạn 2005-2007 nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung được nghiệm thu.
Như vậy, có thể thấy, trinh nữ hoàng cung đã được khoa học chứng minh là dược liệu quý trong điều trị ung thư vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến… Đây là cơ sở để các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có chứa trinh nữ hoàng cung để điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bình luận của bạn