- Chuyên đề:
- Bệnh cảm cúm
Cúm A là loại bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra và rất dễ lây lan
Đối tượng nào cần thận trọng với cúm A?
Các loại tinh dầu giúp trị cảm lạnh, cảm cúm an toàn, hiệu quả
Giải đáp những thắc mắc thường gặp về bệnh cúm A
Những quan niệm sai lầm về cúm A/H1N1
Cúm A lây qua những đường nào?
Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9, thường bùng phát mạnh vào mùa Đông Xuân. Nguyên nhân là do virus cúm A phát triển tốt trong thời tiết lạnh ẩm.
Khác với virus cúm B và C, cúm A có nguồn gốc từ một số loài chim và động vật có vú. Trong một số trường hợp virus được truyền từ chim hoang dã sang gia cầm được nuôi nhốt trong các hộ gia đình, sau đó lây sang người. Ví dụ, cúm A/H5N1 hay cúm gia cầm có liên quan lớn đến các gia đình chăn nuôi gia cầm.
Sau đó, virus cúm A dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi; Hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng…
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, virus cúm A có thể sống 48h trên các bề mặt thông thường như tay nắm cửa, bề mặt bàn, ghế… Trong quần áo, virus có thể tồn tại từ 8-12 giờ. Virus cúm A có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nước, nhưng sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 70 độ C.
Biện pháp phòng bệnh cúm A
Với cách thức lây lan như trên, giải pháp phòng bệnh cúm A có nhiều điểm tương đồng với bệnh cúm mùa thông thường:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà.
- Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng. Tạo thói quen che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; Không khạc nhổ bừa bãi. Khi tiếp xúc với người nghi cúm, cần đeo khẩu trang. Người nghi mắc cúm A cần đeo khẩu trang khi có tiếp xúc với người khác, hoặc lúc ra khỏi nhà .
- Cần thường xuyên vệ sinh không gian sống và khu vực vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày… Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
- Tiêm vaccine phòng cúm định kỳ hàng năm. Thời điểm lý tưởng nhất là vào tháng 7-9 hàng năm để cơ thể kịp sản sinh kháng thể cần thiết. Gia đình có trẻ nhỏ nên cho con đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi. Người cao tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, suy giảm miễn dịch có nguy cơ gặp biến chứng nặng và tử vong do cúm A.
- Nâng cao thể trạng và sức đề kháng nhờ chế độ ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất... cần thiết với hệ miễn dịch.
Bình luận của bạn