Cúm A tăng nhanh đáng lo ngại

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp diễn biến nặng và biến chứng do cúm A

Viêm não vào mùa, phụ huynh cần làm gì để phòng bệnh cho con?

WHO tiếp tục xem xét tuyên bố tình trạng khẩn cấp với bệnh đậu mùa khỉ

Cúm A dễ lây lan, phòng bệnh thế nào?

Đối tượng nào cần thận trọng với cúm A?

Biến chứng thần kinh, hô hấp do cúm A

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, thống kê từ đầu năm đến 17/7, thành phố đã ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Tính riêng trong tháng 6, ngành y tế phát hiện 887 trường hợp mắc, tăng 60% so với số ca mắc ghi nhận trong tháng 5.

Việc cúm A bùng phát giữa mùa Hè được các chuyên gia đánh giá là bất thường. Các chủng virus như H1N1, H5N1, H7N9 gây bệnh cúm A vốn hát triển mạnh trong thời tiết lạnh, ẩm của mùa Đông Xuân. Tuy không gây nguy hiểm tính mạng, cúm A có thể có biến chứng nặng trên nhóm người có bệnh nền, người cao tuổi và trẻ em.

Theo Dân Trí, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ghi nhận phần lớn các trường hợp mắc cúm A là trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 44,1%). Tình trạng bệnh nhi mắc cúm A cũng tăng ở nhiều tỉnh thành phía Bắc: Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ.  

Một trường hợp mắc cúm A nặng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Ảnh: VnExpress

Một trường hợp mắc cúm A nặng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Ảnh: VnExpress

Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận nhiều trẻ mắc cúm A có biến chứng suy hô hấp, co giật; 6% có biểu hiện viêm não. Trao đổi với báo chí, TS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, từ mùa cúm năm 2019-2020, ngành y tế đã ghi nhận những triệu chứng cúm A nặng hơn rõ rệt về mặt thần kinh.

Nhiều chuyên gia dịch tễ nhận định, năm 2022, thời tiết biến đổi bất thường, đến tháng 5 vẫn còn các đợt không khí lạnh là một trong những yếu tố khiến virus cúm A bùng phát trái mùa. Thực trạng này có thể gây nguy cơ “dịch chồng dịch” với sốt xuất huyết, COVID-19.

Triệu chứng nhận biết bệnh cúm A

 

Cúm A lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn nhỏ từ cơ thể người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có virus. Là một dạng cúm mùa, bệnh khởi phát đột ngột với một số triệu chứng: Sốt (39-40 độ C), viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng…

Người mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bệnh cúm A cũng có thể gây ra các biến chứng nặng và nguy hiểm với các đối tượng: Trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Vì thế, người có biểu hiện bệnh như hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, đau họng, mệt, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi toàn thân nên hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình.

Đặc điểm phân biệt cúm A với COVID-19 (nhất là trường hợp nhiễm biến thể BA.5) là cúm A hiếm gây triệu chứng mất vị giác, khứu giác. Người bị sốt xuất huyết thường không ho, sổ mũi như người mắc bệnh viêm đường hô hấp; Đồng thời có triệu chứng xuất huyết dưới da đặc trưng.

Vaccine IVACFLU-S do Việt Nam sản xuất có thể phòng ngừa được chủng cúm A/H1N1, H3N2

Vaccine IVACFLU-S do Việt Nam sản xuất có thể phòng ngừa được chủng cúm A/H1N1, H3N2

Cúm A hiện đã có vaccine phòng bệnh, cần tiêm nhắc lại hàng năm. Tiêm vaccine cúm giúp giảm tỷ lệ mắc cúm cũng như nguy cơ nhập viện, mắc các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não.

Các vaccine cúm tứ giá phổ biến trong nước thường phòng ngừa 4 chủng virus cúm nguy hiểm đang lưu hành: 2 chủng cúm A (A/H1N1), (A/H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria). 

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn