Tỷ lệ người mắc phải rối loạn tâm lý hậu COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng.
Trẻ rối loạn tâm lý khi ở nhà tránh dịch COVID-19: Cha mẹ nên làm gì?
Cảnh báo: 67% trẻ tăng động giảm chú ý có kèm theo rối loạn tâm lý
68% F0 gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài từ 2 - 5 tháng
Đừng coi thường sức khỏe tinh thần!
Một khảo sát tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM vào năm 2021, ghi nhận 53,3% bệnh nhân COVID-19 điều trị tại đây bị rối loạn lo âu; 20% trầm cảm và 16,7% stress. Đặc biệt, những ca từng thở oxy lưu lượng cao (HFNC), bệnh nhân từng thở oxy qua mặt nạ hoặc thở máy, tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ rối loạn lo âu lên tới 66,7%. Ngoài ra, 67% bệnh nhân COVID-19 mong muốn được tư vấn, điều trị tâm lý trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện và sau khi xuất viện.
Nguyên nhân là do gặp phải các sự kiện gây sang chấn mạnh như: Mất đi người thân, phải nằm điều trị tích cực thời gian dài. Cộng thêm sự tấn công của virus gây tổn thương hệ thần kinh trung ương khiến nhiều người bị mất ngủ, lo âu, trầm cảm hậu COVID-19.
Sợ hãi đối với một việc gì đó gây sang chấn về tâm lý là một phản ứng bình thường. Sự lo lắng sợ hãi này thường giảm đi theo thời gian, trí nhớ về những sự kiện hình ảnh gây sang chấn cũng mất dần đi.
Tuy nhiên, trong những trường hợp mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn, những hình ảnh gợi nhớ đến sự kiện này không giảm đi mà vẫn như đang xảy ra, cường độ tăng dần theo thời gian và có thể ảnh hưởng đến ý nghĩ, cảm xúc và khả năng làm việc hàng ngày của người bệnh. Tình trạng này có thể diễn ra kéo dài hàng ngày, hàng tuần, thậm chí là hàng năm sau khi sự kiện gây sang chấn xảy ra.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, COVID khiến 63% người 18-24 tuổi lo âu hoặc trầm cảm, 25% số đó dùng chất kích thích nhiều hơn và khoảng 25% nghĩ đến việc tự tử.
Người dân khi xuất hiện các triệu chứng như mất ngủ, lo âu, bồn chồn, mất phương hướng, kèm theo đó là một số vấn đề như đau mỏi cơ, ợ hơi, trào ngược, nhói tim… Cần nghĩ ngay đến bệnh lý tâm thần và nên đến các cơ sở, phòng khám tâm lý để được can thiệp và chữa trị kịp thời. Không nên tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà hoặc sử dụng những biện pháp tiêu cực, ảnh hưởng tới bản thân và xã hội.
Bình luận của bạn