Kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời tiết nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm ảnh hưởng lớn tới người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Trẻ dễ mắc bệnh gì khi thời tiết nồm ẩm?

Một vài mẹo bảo quản thực phẩm khi thời tiết nồm, ẩm

Sống khỏe với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không hề khó

Làm sao để ngăn ngừa COPD tái phát?

Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh đường hô hấp gây ra triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí. Bệnh là hậu quả do phơi nhiễm với dị nguyên trong không khí như khói thuốc lá, chất gây ô nhiễm.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra các triệu chứng như ho ngắt quãng, ho dai dẳng, ho khan hoặc ho có đờm, thường khạc đờm về buổi sáng. Ho đờm mủ là một trong các dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm. Bệnh nhân thường phải gắng sức để thở, khó thở, nặng ngực, cảm giác thiếu không khí, hụt hơi.

Độ ẩm ảnh hưởng thế nào đến người mắc COPD?

Một số triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các triệu chứng ho khạc đờm, khó thở dai dẳng và tiến triển nặng dần theo thời gian hoặc khi thời tiết thay đổi. Khi độ ẩm không khí cao, người mắc COPD có thể gặp khó khăn khi hô hấp. Độ ẩm kích thích trực tiếp vào niêm mạc đường thở dẫn đến viêm, tăng tiết và co thắt phế quản dẫn đến có các triệu chứng ho, hắt hơi, khó thở…

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên lưu ý đến độ ẩm không khí trong môi trường sống xung quanh để phòng ngừa sự bùng phát các đợt cấp và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Độ ẩm ngoài trời

Chất lượng không khí trong những ngày độ ẩm không khí cao ảnh hưởng lớn tới người mắc bệnh hô hấp như COPD. Các chất gây ô nhiễm như khói bụi cũng khó có thể khuếch tán trong thời tiết ẩm, mưa phùn. Do đó, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên hạn chế hoạt động ngoài trời khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) cao hơn 50 đơn vị.

Độ ẩm trong nhà

Sau Tết Nguyên đán, người dân ở Đông Bắc Bộ lại phải đối mặt với tình trạng mưa phùn, nồm ẩm kéo dài. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nấm mốc trong nhà, khiến các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nên nghiêm trọng.

Dự phòng COPD trong thời tiết nồm ẩm

Máy hút ẩm ngưng tụ hơi ẩm bằng khí lạnh, giúp giảm độ ẩm trong không khí

Theo Mayo Clinic, độ ẩm không khí lý tưởng cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ở khoảng 30-50%. Để duy trì độ ẩm không khí tối ưu trong nhà, bạn có thể sử dụng máy hút ẩm hoặc bật điều hòa chế độ khô để giảm hiện tượng nồm ẩm trong nhà.

Trong những ngày trời nồm, bạn có thể đặt vôi sống hoặc than củi vào các thùng giấy, đặt ở các góc tường, gầm ghế. Hai nguyên liệu này có khả năng hút ẩm tốt, có thể giúp nhà khô thoáng hơn. Tuy nhiên, gia đình có trẻ em cần thận trọng khi sử dụng biện pháp này, đặt vôi sống, than củi ngoài tầm tay trẻ em.

Bạn cũng có thể trồng cây cảnh có khả năng hút ẩm, chống nồm trong nhà như cây cọ cảnh, cây lan ý, dương xỉ.

Trong thời tiết nồm ẩm, bạn nên lau sàn với khăn, giẻ khô; đồng thời đeo khẩu trang đạt chuẩn và găng tay khi vệ sinh nhà cửa khỏi nấm mốc.

Quỳnh Trang H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp