Cách trị cước chân tay trong mùa Đông

Cước tay có biểu hiện đầu ngón tay sưng đỏ, ngứa ngáy

Lời khuyên giúp làn da khỏe mạnh hơn trong mùa Đông

Có nên chăm sóc da mùa Đông với dầu dừa?

Chăm sóc da khô nẻ với dưỡng thể dạng dầu hay dạng sữa?

Mẹo hay phòng cước chân tay mùa lạnh

Cước chân tay là bệnh gì?

Bệnh cước là một dạng viêm mao mạch, thường xảy ra ở người giàtrẻ em trong điều kiện khí hậu lạnh ẩm. Nhiệt độ lạnh làm co các động mạch và tĩnh mạch dưới da, đặc biệt là các mạch máu ngoại vi nằm ngay dưới lớp da mỏng ở các đầu ngón tay, chân.

Khi không được giữ ấm và phải tiếp xúc với cái lạnh lâu, các mạch máu này sẽ co lại, làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm. Lúc này, khi được làm ấm đột ngột, mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra làm cho vùng da này tổn thương, lâu ngày sẽ dẫn đến hoại tử. Triệu chứng cước thường gặp là các đầu ngón tay, ngón chân bị sưng căng cứng, nổi màu đỏ và đặc biệt ngứa ngáy.

Tình trạng cước chân dễ xảy ra trong thời tiết lạnh kèm mưa rét

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí, nên bệnh thường bùng phát vào mùa mưa rét. Người lao động trong môi trường tiếp xúc với nước lạnh có nguy cơ bị cước tay chân cao hơn.

Cách phòng ngừa và điều trị cước trong mùa Đông

Giữ ấm cơ thể

Vào mùa Đông, việc đi tất giày, mang găng tay để giữ ấm cho cơ thể cũng là cách phòng ngừa tình trạng cước chân, tay. Tuy nhiên, bạn nên chọn chất liệu chống thấm nước, không gây kích ứng da.

Mặc đồ bó chật có thể gây cọ xát dẫn tới ngứa ngáy, khiến tình trạng cước nghiêm trọng hơn. Khi bị cước, bạn không nên gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh

Cần bảo vệ bàn tay khi tiếp xúc với nước lạnh

Những ngày mùa Đông không nên tiếp xúc với nước lạnh nhiều. Khi phải tiếp xúc với nước lạnh (công việc ngoài trời, giặt quần áo, rửa bát), bạn cần dùng găng tay cao su. Khi tắm, bạn không nên tắm nước quá nóng (quá 40 độ), đồng thời chọn các loại sữa tắm có tác dụng làm mềm và giữ ẩm cho da để giảm cơn ngứa.

Chế độ ăn giữ ấm cho cơ thể

Người gầy, suy dinh dưỡng có nguy cơ bị cước tay, chân cao hơn do tuần hoàn máu kém. Khi đó, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu protein và chất béo để duy trì thân nhiệt ổn định. Ngoài ra, bổ sung nước cho cơ thể vào mùa Đông giúp làn da của bạn không bị khô nẻ, ngứa ngáy.

Khi bị cước, bạn không nên dùng các loại thức ăn mang tính lạnh hoặc dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia…

Ngâm chân trị cước

Trong trường hợp bị cước nhẹ (chưa xuất hiện mụn nước, mụn máu), bạn có thể tham khảo các bài thuốc ngâm chân dân gian để cải thiện tình trạng cước:

Ngâm chân với nước muối gừng giúp giảm cước chân trong mùa lạnh

- Dùng muối ăn pha loãng với nước ấm, có thể thêm củ gừng giã nhỏ vào nước. Ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 15-20 phút giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bệnh cước chân hiệu quả.

- Sử dụng 60gr quế chi đun cùng 1 lít nước. Sau khi sôi khoảng 10 phút thì đổ ra chậu. Chờ nước nguội bớt, ngâm chân vào, chú ý chỗ bị cước và kết hợp massage bàn chân. Ngâm khoảng 10-15 phút, buổi sáng và tối.

- Lấy khoảng 1 nắm nhỏ lá lốt thêm một chút muối ăn, nấu lên. Dùng nước ấm này để ngâm chân, cước sẽ thuyên giảm sau khoảng 5-7 ngày.

- Chữa cước chân bằng củ cải: Cho 1kg củ cải vào nấu cùng với nước, dùng nước củ cải ngâm chân khoảng 15-20 phút. Có thể dùng khăn nhúng vào nước củ cải để đắp vào vùng bị cước đau.

Khi vùng tay, chân bị cước xuất hiện mụn nước, da đổi màu tím sẫm, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám. Người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sỹ, không tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da để tránh biến chứng nặng nề.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu