Mẹo hay phòng cước chân tay mùa lạnh

Cước chân tay thường xuất hiện vào mùa lạnh, gây cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu

Đặc trị cước chân, tay do trời lạnh

Đối phó với bệnh thoái hóa khớp khi trời lạnh

Vì sao bệnh tim tránh ra ngoài trời lạnh?

Cách tắm bé an toàn khi trời lạnh

Cước là gì?

Cước là tình trạng xuất hiện những đám da phù nề màu đỏ sẫm, đôi khi có mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân tay và có thể thấy ở mũi hay tai. Cước là một loại thương tổn da do lạnh, khu trú ở ngón tay, ngón chân, với biểu hiện: Sưng đau các ngón tay, chân, gót chân, bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt. Theo y học hiện đại thì đây là một hiện tượng bị dị ứng thời tiết tại chỗ. 

Cước chân tay thường hay gặp ở những người có tuần hoàn máu kém. Biểu hiện là thường bị lạnh tay, chân ngay cả trong thời tiết ấm áp. Việc tuần hoàn máu kém dễ khiến các vùng xa tim nhất không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, dẫn tới dễ bị tác động bởi nhiệt độ, sinh ra cước.

Còn theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí. Những người sống ở vùng ẩm ướt, hay tiếp xúc với nước, khí hậu lạnh, hay đi chân đất, nằm ngồi hoặc ngủ dưới đất lâu ngày, hàn và thấp khí xâm nhập vào da thịt, gân mạch, sinh ra bệnh. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh thì bệnh thường phát nặng hơn (thấp hợp hàn).

Cước chân với biểu hiện sưng đau các đầu ngón chân

Bệnh này nếu chỉ đau ở tay, chân là chưa nặng lắm. Nếu cảm thấy đau tức ở bụng, da khô rát, nổi vẩy, táo bón là bệnh đã nhập đến can tạng (gan), đã nặng. Nếu cảm thấy ngực đau tức, khó thở, nôn, tim đập mạnh, hay bị hồi hộp, hoảng hốt là bệnh đã nhập đến tâm tạng (tim), Đông y gọi là cước khí xung tâm, rất khó chữa.

Một số mẹo phòng cước chân tay mùa lạnh

Để không phải chịu những cơn đau tay chân, đau cơ ê ẩm do cước gây nên, bạn nên:

- Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà... Tắm rửa bằng nước ấm khi trời lạnh để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da. Đi dép ấm trong nhà, và khi ra ngoài trời lạnh nên đi giầy ấm, đeo gang tay để giữ ấm cho đôi tay. Tránh cho đôi chân bị lạnh bằng việc đi tất chân.

- Hằng ngày trước khi đi ngủ, nên ngâm chân nước ấm với muối, gừng khoảng 15 - 30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông và làm ấm chân tay. Sau đó lau khô, đi tất cho ấm chân để giữ ấm khi đi ngủ.  

Bạn cần đi tất để giữ ấm cho đôi chân, phòng tránh cước chân mùa lạnh

- Bên cạnh đó, bạn nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước/ngày, nên ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu protein. Không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những món từng khiến bị dị ứng.

- Khi bị cước chỉ được xoa nhẹ nhàng, không gãi mạnh (tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng). Nếu bị cước nặng cần đến cơ sở y tế (không được tự ý sử dụng thuốc) để được khám chữa kịp thời, tránh các biến chứng xấu xảy ra.

- Tránh cơ thể bất động thời gian lâu, như ngồi lâu, đứng lâu, phải hoạt động thích hợp để xúc tiến tuần hoàn máu, giảm bớt phát sinh bệnh cước.

- Để tránh bị cước khi mùa đông về, cần giữ ấm cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân bằng cách đi găng, bít tất, tuyệt đối không dùng nước lạnh khi rửa tay chân, trong nhà nên đi loại dép giữ ấm…Trường hợp cước nặng, cần đến các bệnh viện da liễu để được bác sỹ kê đơn thuốc để giảm ngứa, chống phù nề…

- Hạn chế sử dụng rượu bia và những chất kích thích (chất cồn sẽ làm giãn các mạch máu nhỏ, giúp máu lưu thông tới các đầu ngón chân và tay)…

Người hay bị cước chân tay nê tránh sử dụng rượu bia và những chất kích thích 

Ngoài ra, những người thường bị cước chân tay vào mùa lạnh cũng có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian từ lá lốt, gừng tươi, kinh giới…

Gừng tươi: 3 lát, kê huyết đằng 8gr, u chặc chìu 8gr, nam hoàng bá 10gr, binh lang (hạt cau) 6gr, phòng kỷ 6gr, tử tô (hạt tía tô) 8gr, rễ cỏ xước 10gr, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10gr, quế chi 8gr, thiên niên kiện 8gr, thổ phục linh 20gr. Uống 2 ngày 1 thang, uống 3 - 5 thang.

Kinh giới: Cành kinh giới, cành tía tô 10gr, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20gr, dây đau xương 15gr, ý dĩ sống 20gr, thiên niên kiện 10gr, vỏ vối rừng 15gr, vỏ quýt 10gr, cỏ xước 10gr, rễ cây xấu hổ 10gr, kê huyết đằng 15gr . Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2 - 3 lần/thang.

Lá lốt: Dùng nước lá lốt đun sôi (cho thêm một chút muối) sau đó ngâm chân trong nhiều ngày hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

T.Nga H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp