Da đầu đỏ và ngứa có phải là triệu chứng bệnh vẩy nến?

Da dầu đỏ và ngứa khiến bạn khó chịu

4 biện pháp giúp bạn điều trị vẩy nến tại nhà an toàn, hiệu quả

6 biện pháp tự nhiên giúp giảm vẩy nến móng

Giảm viêm khớp vẩy nến hiệu quả nhờ 7 biện pháp đơn giản

Ăn uống, vệ sinh thế nào để vẩy nến không nặng thêm?

Triệu chứng

Bệnh vẩy nến da đầu là rối loạn da tương đối phổ biến. Theo Quỹ Bệnh vẩy nến Quốc gia (Mỹ), hơn 50% người bị bệnh vẩy nến thấy xuất hiện vẩy nến trên da đầu của họ. Các triệu chứng có thể thay đổi từ người này sang người khác mặc dù hầu hết đều có những vẩy trắng trên đầu, ngứa giống như gàu, gây đau hoặc chảy máu nếu bạn gãi.

Bệnh viêm da tiết bã là một thể của eczema, nguyên nhân chính gây ra bệnh chưa được làm sáng tỏ, nhưng các nhà khoa học cho rằng, lý do gây bệnh có thể liên quan đến sự rối loạn miễn dịch.

Viêm da tiết bã có nhiều triệu chứng tương tự vẩy nến da đầu

Viêm da tiết bã có nhiều triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu, chẳng hạn như da đỏ, ngứa da đầu. Tuy nhiên, không giống như vẩy nến da đầu, viêm da tiết bã thường gây ra các mảng dầu nhờn thay vì những mảng khô, bong tróc. Theo MayoClinic.com, các vẩy da trong bệnh viêm da tiết bã có thể có màu vàng hoặc trắng. 

Nguyên nhân

Bệnh vẩy nến da đầu xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Điều này khiến các tế bào biểu bì da tăng sinh quá mức.

Thông thường, các tế bào da phát triển từ sâu bên trong da và từ từ tiến dần lên bề mặt, nhưng đến cuối cùng, chúng vẫn rơi xuống để thay một lớp tế bào da mới. Chu kỳ này khoảng 1 tháng. Nhưng ở những người mắc vảy nến, quá trình sản xuất tế bào da có thể xảy ra chỉ trong vài ngày. Chính vì vậy, những tế bào da không có thời gian để rơi ra ngoài cơ thể. Những tế bào da chết tích tụ trên bề mặt và tạo nên các tổn thương vảy nến.

Trong khi đó, viêm da tiết bã xảy ra do các yếu tố di truyền và môi trường. Ngoài ra, những người có da dầu thường bị viêm da tiết bã.

Vẩy nến da đầu xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh

Điều trị vẩy nến và viêm da tiết bã như thế nào?

Theo MayoClinic, viêm da tiết bã thường được điều trị bằng dầu gội đầu có chứa các thành phần như ketoconazole, tar, selenium sulfide và acid salicylic. Nếu dùng dầu gội không hiệu quả, bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn dùng một loại dầu có chứa steroid mạnh hơn.

Nếu bị bệnh vẩy nến da đầu, bác sỹ có thể chỉ định cho bạn sử dụng dầu gội không kê đơn có chứa than đá, kem bôi chứa acid salicylic hoặc corticosteroid. Các loại dầu gội này thường có hiệu quả trong điều trị bệnh vẩy nến da đầu nhẹ. 

Nếu tình trạng vẩy nến nghiêm trọng, bác sỹ có thể kê toa một số loại thuốc như retinoids tại chỗ để giảm viêm hoặc kem bôi anthralin giúp làm chậm sự tăng sinh tế bào da, từ đó làm giảm các triệu chứng vẩy nến da đầu.

Nếu vẩy nến nghiêm trọng bác sỹ có thể kê toa một số loại thuốc bôi

Ngoài dùng thuốc điều trị, người mắc cũng có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp ánh sáng là việc sử dụng năng lượng từ tia cực tím B hay UVB có bước sóng phù hợp chiếu vào da để điều trị các triệu chứng của bệnh vảy nến hay một số bệnh ngoài da. Liệu pháp ánh sáng cho tác dụng chữa bệnh vảy nến bằng cách xâm nhập bề mặt da và làm chậm sự phát triển của những tế bào bị ảnh hưởng bởi vẩy nến.

Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vẩy nến tái phát hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vẩy nến tái phát. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kem bôi da dược liệu có thành phần chính là chitosan, kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,.. giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, từ đó cải thiện các triệu chứng vẩy nến hiệu quả.

Bài viết đã giúp bạn phân biệt triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị bệnh vẩy nến da đầu và viêm da tiết bã. Hãy xây dựng cho mình lối sống khoa học, lành mạnh và kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên từ cây sói rừng và chitosan để vẩy nến không “ghé thăm”.

Thanh Tú H+ (Theo Livestrong) 

4 biện pháp giúp bạn điều trị vẩy nến tại nhà an toàn, hiệu quả - Ảnh 6Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang - sản phẩm cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến do tự miễn 

Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều. Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, kem dược liệu Explaq.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như nhàu, thổ phục linh, bạch thược, hoàng bá,… giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến,… giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch. Để đạt hiệu quả, TPCN Kim Miễn Khang nên được sử dụng từ 3 - 6 tháng.
XNQC: 01852/2017/ ATTP-XNQC
**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu