Đại học Y Dược - ĐHQGHN thăm quan và làm việc tại Viện Thực phẩm chức năng (VIDS)

GS. TS. TTND Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội cảm ơn Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) đã đón tiếp đoàn

VIDS tham dự ngày hội kết nối “Bio Matching day”

Ra mắt "cẩm nang" về Dinh dưỡng và Thực phẩm chức năng trong 50 bệnh thường gặp

Viện Thực phẩm chức năng đã làm được những gì trong năm 2016?

Các ĐBQH tham quan Viện Thực phẩm chức năng (VIDS)

Ra mắt Viện Thực phẩm chức năng với lợi ích cho sức khỏe cộng đồng

Các Doanh nghiệp của Ấn Độ tham quan Viện Thực phẩm chức năng

Tham gia đoàn có GS. TS. TTND Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng, Nguyên Giám đốc Bệnh viện E; PGS.TS Phạm Như Hải, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; GS. TS Nguyễn Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng; PGS. TSKH Nguyễn Minh Khởi, Trưởng Khoa Dược, Viện trưởng Viện Dược liệu và nhiều lãnh đạo các Khoa, Phòng... trực thuộc Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tham gia đón đoàn, về phía Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) có: DS. Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Phó Viện trưởng; Th.S Bùi Thị Hoà, Phó Viện trưởng thường trực và PGS. TSKH Phạm Quốc Long, Viện trưởng Viện Mỹ phẩm thiên nhiên...

 

Tại buổi làm việc, DS. Nguyễn Xuân Hoàng chào mừng đoàn đại biểu Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đến thăm và làm việc tại Viện Thực phẩm chức năng (VIDS). Sau khi giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành và kế hoạch phát triển của Viện, vị Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Phó Viện trưởng kỳ vọng, tới đây, Viện Thực phẩm chức năng và Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai nhiều hợp tác sâu, rộng hơn nữa trong 3 lĩnh vực hoạt động chính mà cả 2 bên đều có thế mạnh là: Hoạt động đào tạo; Hoạt động Nghiên cứu khoa học ; Và hoạt động chuyển giao công nghệ.

GS. TS. TTND Lê Ngọc Thành cho rằng, tiềm năng để 2 bên hợp tác trong 3 lĩnh vực trên là rất lớn. Hiệu trưởng Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị các đại biểu xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể để 2 bên cùng ký biên bản ghi nhớ về thoả thuận hợp tác toàn diện trong thời gian sớm nhất.

GS. TS Nguyễn Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng thông tin thêm, hiện Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đang có nhiều đề tài nghiên cứu về thuốc, chế phẩm sinh học, về nguyên liệu thực phẩm (như collagen và các peptide khác), về xây dựng các chất chuẩn đánh dấu cho dược liệu... Trường cũng có nhu cầu về môi trường thực tế cho hoạt động kiến tập, thực tập và nghiên cứu cho sinh viên và nghiên cứu sinh... 

Về hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, các lãnh đạo 2 bên kỳ vọng, mô hình Trường - Viện - Doanh nghiệp sẽ giúp phát huy tối đa những lợi thế và tiềm năng của cả Trường - Viện - Doanh nghiệp. Đây cũng là xu hướng tất yếu đã được nêu trong Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới với mục tiêu quan trọng là xây dựng nền công nghệ sinh học có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

 

Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập năm 2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở kế thừa Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường có Sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài dựa vào nghiên cứu khoa học và phát minh, sáng chế trong mội trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực; Đóng góp tích cực trong đổi mới hệ thống giáo dục đại học y dược tại Việt Nam; Chủ động hội nhập và tiên phong tiếp cận trình độ tiên tiến của quốc tế. Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có 6 chương trình đào tạo hệ đại học và 13 chương trình đào tạo hệ sau đại học cùng nhiều khoá học đào tạo liên tục theo nhu cầu.

Phương Minh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất