Dùng quế để ổn định đường huyết, bao nhiêu là đủ?

Quế có thể giúp hạ và kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường bị mỡ máu nên ăn uống thế nào?

Đái tháo đường: Tại sao tập thể dục giúp ngăn đường huyết tăng cao?

Người bệnh đái tháo đường có cần uống thuốc suốt đời không?

Chế độ ăn ít tinh bột có thể giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Nghiên cứu về hiệu quả của quế với người bệnh đái tháo đường

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung quế giúp kiểm soát đường huyết, hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Trong một nghiên cứu năm 2006, các nhà khoa học Mỹ đã yêu cầu những người bị tiền đái tháo đường bổ sung 250mg chiết xuất quế trước khi ăn sáng và ăn tối. Sau 3 tháng, các nhà khoa học nhận thấy, chỉ số đường huyết lúc đói của những người bổ sung chiết xuất quế đã giảm 8,4% so với những người dùng giả dược.

Chiết xuất quế là dung dịch được tạo ra bằng cách ngâm vỏ quế trong cồn, sau đó lọc bỏ bã. Chiết xuất quế khác với tinh dầu quế - dung dịch được sản xuất bằng cách chưng cất trực tiếp từ vỏ quế, quế cành nhỏ và lá. Tuy nhiên, chiết xuất quế vẫn bao gồm các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong quế, ví dụ như các hợp chất phenolic, flavonoid, các chất chống oxy hóa…

Bổ sung quế giúp hạ chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Một nghiên cứu khác vào năm 2012 cho thấy, so với những người dùng giả dược, người bệnh đái tháo đường type 2 bổ sung 130mg hoặc 360mg chiết xuất quế trước khi ăn sáng đã giảm được 11% hoặc 14% chỉ số đường huyết lúc đói tương ứng.

Bên cạnh khả năng làm hạ đường huyết, các nhà khoa học còn nhận thấy bổ sung quế giúp tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh đái tháo đường.

Bổ sung bao nhiêu quế để kiểm soát đường huyết hiệu quả?

Khi nói tới lượng bổ sung quế, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh đái tháo đường nên chú ý tới loại quế mình đang sử dụng. Có hai loại quế là quế Cassia và quế Ceylon (hay quế Tích Lan). Trong đó, quế Ceylon an toàn hơn khi bổ sung liều cao vì chứa hàm lượng coumarin thấp hơn.

Ví dụ, với cùng một lượng quế, quế Cassia có thể chứa 1% coumarin (một hợp chất thực vật có thể gây hại cho gan nếu bổ sung với số lượng lớn), trong khi đó quế Ceylon chỉ chứa 0,004% coumarin.

Do đó, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) khuyến cáo, bạn chỉ nên bổ sung tối đa 1 thìa cà phê quế Cassia/ngày, hoặc bổ sung tối đa 2,5 thìa cà phê/ngày với quế Ceylon nếu muốn kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Lưu ý: Trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc những người đang dùng các loại thuốc có thể ảnh hưởng tới gan (như paracetamol hoặc statin) nên hạn chế bổ sung quế trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Vi Bùi H+ (Theo Express.co.uk)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex, với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết