- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay
Sắp có thuốc viên insulin cho bệnh nhân đái tháo đường
Trẻ uống thuốc kháng sinh nhiều dễ bị đái tháo đường type 1?
5 loại bệnh tim mà bệnh nhân đái tháo đường type 2 dễ mắc phải
Bị đái tháo đường nên ăn 1 cốc trái cây này mỗi ngày
Có 2 loại bệnh đái tháo đường là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Đái tháo đường type 1 là một dạng rối loạn tự miễn dịch còn trường hợp đái tháo đường type 2 thì cơ thể lại phát triển sức đề kháng chống lại insulin.
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đái tháo đường bao gồm: Đường huyết cao, mờ mắt, đau đầu và mệt mỏi. Tiếp sau đó là tăng hoặc giảm cân đột ngột, đi tiểu thường xuyên và khô miệng. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm: Ngứa thường xuyên ở vùng háng, vết thương lâu khỏi, thường xuyên nhiễm nấm men, hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường. Chẳng hạn thừa cân, béo phì, không tập thể dục thường xuyên, gia đình có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường... thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, lối sống ít vận động, hút thuốc lá, ăn nhiều thịt chế biến, ăn thức ăn chứa nhiều đường, chất béo và có mức độ cholesterol cao... thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường cũng có thể phát triển ở một số phụ nữ khi họ đang mang thai và nó được gọi là đái tháo đường thai kỳ. Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể. Nó có thể gây ra các bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tổn thương các mạch máu trong cơ thể, ảnh hưởng đến tim và não. Nó cũng ảnh hưởng đến mắt và có thể dẫn đến mù lòa. Đái tháo đường cũng có thể gây suy thận và làm suy yếu các dây thần kinh của cơ thể.
Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường, bạn cần có một chế ăn uống lành mạnh. Trong đó, bữa ăn cần cân đối 4 nhóm thực phẩm (đạm, đường, tinh bột, vitamin và khoáng chất), phối hợp nhiều loại thực phẩm. Không ăn quá nhiều các thức ăn có năng lượng cao, hạn chế sử dụng thức ăn có hàm lượng đường nhiều (bánh, kẹo, mứt...).
Bên cạnh đó, cần duy trì một lối sống lành mạnh bằng việc bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu và thường xuyên tập thể dục. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các thành phần như Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn... để phòng ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sỹ và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào trên thị trường.
Trần Ngọc H+ (Theo Boldsky)
Bình luận của bạn