Tác động của đái tháo đường lên từng bộ phận cơ thể (P1)

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể

Vai trò của ăn chay trong điều trị đái tháo đường

Những tiến bộ trong điều trị đái tháo đường

Kiểm soát bệnh đái tháo đường với nguyên tắc STAR

Bệnh đái tháo đường cần bổ sung vitamin gì?

Tim và mạch máu

Các bệnh tim mạch là vấn đề sức khỏe phổ biến ở nhiều người bệnh đái tháo đường không quản lý tốt. Theo nghiên cứu, những người bị đái tháo đường có nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch và đột quỵ cao gấp hai lần so với những người khỏe mạnh.

Tổn thương mạch máu hoặc tổn thương dây thần kinh là biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, gây ra các vết loét ở bàn chân, bàn tay, thậm chí trong một vài trường hợp, người bệnh phải cắt cụt chi. Theo thống kê, hơn 50% trường hợp bị cụt chi không phải do chấn thương (tai nạn thương tích) mà là hậu quả của bệnh đái tháo đường.

Triệu chứng âm thầm: Người bệnh có thể không nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo cho đến khi bị một cơn đau tim hoặc đột quỵ. Nếu mạch máu lớn ở chân bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị chuột rút chân, thay đổi màu sắc da và giảm cảm giác.

Bệnh tim mạch là vẫn đề sức khỏe phổ biến ở người bệnh đái tháo đường

Tin tốt là việc kiểm soát tốt đường huyết có thể giúp phòng ngừa các vấn đề này hoặc tránh trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Mắt

Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở người Mỹ trong độ tuổi 20 – 74. Căn bệnh mạn tính này có thể dẫn đến các vấn đề về mắt như glaucoma, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc đái tháo đường và thậm chí gây mù lòa nếu không được điều trị.

Triệu chứng: Giảm thị lực, giảm tầm nhìn hoặc đau trong mắt..

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời có thể ngăn chặn đến 90% trường hợp mù do đái tháo đường.

Thận

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận

Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở người trưởng thành tại Mỹ, chiếm gần 50% số ca mắc mới.

Triệu chứng âm thầm: Người bệnh đái tháo đường có thể không nhận thấy bất kỳ vấn đề gì với thận trong giai đoạn sớm. Khi bị nặng hơn, cẳng chân và bàn chân có thể bị sưng phù.

Tin tốt là dùng thuốc hạ huyết áp (kể cả khi bạn không bị tăng huyết áp) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận tới 33%. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.

Kim Chi H+ (Theo WebMD)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết