- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Thời gian chờ đợi kết quả mang thai luôn mang lại những cảm giác hồi hộp cho các cặp vợ chồng
Ăn me khi mang thai - Đừng nghĩ tốt mà ăn quá nhiều!
Phụ nữ tập thể dục thường xuyên giúp tăng khả năng mang thai
Uống sữa đậu nành khi mang thai có an toàn?
Phát hiện mới mở ra hy vọng có con cho phụ nữ bị nhiễm HIV
1. Bạn sẽ cảm thấy như mình sắp đến kỳ kinh
Các dấu hiệu sớm của quá trình thụ thai thường rất giống với khi bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt. Cơ thể bạn sẽ sản xuất progesterone nhiều hơn trong tuần sau khi rụng trứng cho dù bạn có mang thai hay không. Đây cũng là hormone chịu trách nhiệm cho các triệu chứng của giai đoạn tiền kinh nguyệt như: Đầy bụng, đau ngực và thay đổi tâm trạng...
Nếu bạn không mang thai, cơ thể sẽ ngừng sản xuất hormone này trong khoảng 10 ngày sau khi trứng rụng, khiến cho các lớp của niêm mạc tử cung bị bong ra và bạn có kinh nguyệt.
Tuy nhiên, nếu bạn đã mang thai, cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất ra progesterone, và các triệu chứng tiền kinh nguyệt vẫn sẽ được duy trì.
Theo TS. Helen Kim: "Phải rất tinh tế mới phát hiện ra sự khác biệt giữa giai đoạn tiền kinh nguyệt và mang thai".
2. Bạn có thể bị chảy máu nhưng không phải là kỳ kinh nguyệt
Việc ra máu trong thời gian đầu mang thai có thể bị nhầm lẫn với kỳ kinh nguyệt
Trứng được thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung có thể dẫn đến chảy máu nhẹ. Nhiều người thường nhầm lẫn dấu hiệu này với kinh nguyệt. Tuy nhiên thông thường việc ra máu báo thường ít hơn so với kỳ kinh nguyệt.
TS. Helen Kim cho biết: "Bạn có thể thấy những đốm máu nhỏ màu nâu hay màu đen xuất hiện trên quần lót thay vì màu đỏ. Nhưng nếu bạn không thấy ra máu khi mang thai thì cũng đừng băn khoăn, bởi điều đó là hoàn toàn bình thường".
3. Hãy đối xử với bản thân như khi bạn đang mang thai
Mặc dù, chỉ có 15 - 25% cơ hội thụ thai thành công trong mỗi tháng (tùy thuộc vào độ tuổi của bạn), tuy nhiên điều quan trọng là bạn nên sinh hoạt như khi bạn đang mang thai cho đến khi bạn biết chắc chắn kết quả.
Tránh uống rượu bia, hạn chế dùng cà phê, không ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, hải sản tươi sống... là những việc nên làm. TS. Helen Kim nói rằng: "Không cần thiết phải kiêng khem quá mức, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên đối xử với bản thân mình như khi bạn đang mang thai".
4. Theo dõi các hoạt động thể chất hàng ngày
Nếu bạn thường xuyên thực hiện các hoạt động thể chất và tập thể dục ở cường độ vừa phải thì nên tiếp tục duy trì. Bởi đó là một cách tuyệt vời để làm giảm căng thẳng - một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
Tuy nhiên, thời gian này không nên tập các bài tập có cường độ cao, vì có thể ảnh hưởng xấu đến việc thụ thai.
5. Bổ sung vitamin mỗi ngày
TS. Helen Kim khuyến cáo, bạn nên uống một loại vitamin trước sinh có chứa khoảng 400 - 800 microgram acid folic ngay từ khi có dự định mang thai. Acid folic có thể giúp ngăn ngừa các khuyết tật ở thai nhi liên quan tới ống thần kinh và tủy sống - phát triển trong 4 tuần đầu thai kỳ.
Quang Tuấn H+ (Theo Fitpregnancy)
Gợi ý sản phẩm Thực phẩm chức năng PreIQ: Hơn cả mẹ tròn con vuông!
PreIQ là thực phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi & trẻ nhỏ. TPBVSK PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Vui lòng truy cập website preiq.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn