Đau bụng là triệu chứng của nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh viêm ruột
Đau bụng dưới một bên ở nữ giới là bệnh gì?
Đau bụng báo hiệu những bệnh lý không nên xem thường
Làm cách nào giảm đau bụng trong ngày “đèn đỏ”?
Cẩn thận với dấu hiệu đau bụng kinh bất thường
Bệnh viêm ruột (IBD) là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nói chung ở ruột gây ra do cả vi khuẩn lẫn virus, dẫn đến bệnh viêm đường tiêu hóa mạn tính như bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng. Một số ít bệnh nhân bị viêm ruột không có dấu hiệu đau bụng. Đồng thời, cơn đau vùng bụng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác như viêm ruột thừa, sỏi mật hay trào ngược thực quản dạ dày (GERD).
Khi có triệu chứng đau bụng bất thường, bạn nên tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị sớm, tránh gây nguy hiểm với sức khỏe. Biết cách xác định vị trí cơn đau sẽ giúp bác sỹ, chuyên gia y tế tư vấn và chẩn đoán cho bạn chính xác hơn. Vùng bụng của bạn có thể được chia làm 4 khu, mỗi phần có thể chứa nhiều cơ quan nội tạng. Nên lưu ý rằng, trái phải xác định theo tay của bệnh nhân chứa không phải theo bác sỹ.
Cách chia ổ bụng làm 4 phần để xác định vị trí đau bụng
Dưới đây là một số vị trí đau bụng thường xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm ruột:
Đau bụng giữa hoặc bụng dưới bên phải
Cơn đau bụng giống như co thắt ở giữa bụng hoặc phía dưới bên phải có thể là dấu hiệu của bệnh Crohn. Bệnh Crohn gây viêm ở niêm mạc đường tiêu hóa, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến đoạn cuối của ruột non (còn gọi là hồi tràng) hoặc ruột già.
Đau ruột thừa cũng xảy ra ở bụng dưới bên phải, nhưng bệnh nhân bị đau dữ dội và cấp tính. Trong khi đó, người mắc bệnh Crohn thường thấy cơn đau bụng sau khi ăn, kéo dài nhưng không liên tục.
Bụng trên bên phải
Khi ảnh hưởng đến dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non), bệnh Crohn sẽ gây ra cơn đau ở bụng trên bên phải. Dấu hiệu này không phổ biến như Crohn ở bụng dưới bên phải, tuy nhiên, bạn cũng nên để ý theo dõi tình hình sức khỏe.
Đau bụng bên trái
Bệnh nhân viêm loét đại tràng mạn tính thường cảm nhận được những cơn đau khá rõ rệt ở vùng bụng bên trái, nhưng cũng có thể đau ở bất cứ nơi nào trong ổ bụng. Cùng với cảm giác đau, bệnh nhân có thể thấy ăn không ngon miệng và giảm cân.
Đau bụng dưới
Cơn đau ở bụng dưới là dấu hiệu viêm loét ở trực tràng, tức phần cuối của đại tràng. Ngoài đau bụng, viêm loét trực tràng có thể gây triệu chứng mót rặn và xuất máu trực tràng.
Đau toàn ổ bụng
Viêm toàn bộ đại tràng là nguyên nhân gây ra cơn đau quặn bụng dữ dội hoặc đau âm ỉ ở toàn ổ bụng. Người bệnh có thể bị sụt cân, mệt mỏi hoặc tiêu chảy, trong phân có máu.
Đau bụng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh đường tiêu hóa và tiết niệu, do đó, bạn cần đến cơ sở y tế khi cơn đau kéo dài và chuyển biến xấu. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm ruột.
Bình luận của bạn