Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của viêm loét đại tràng, nhiễm trùng đường tiết niệu
Ăn gì để giảm đau bụng, khó chịu trong kỳ “đèn đỏ”?
Vị trí đau bụng tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?
Đau bụng thường xuyên và đi vệ sinh nhiều lần có phải do IBS?
10 cách tự nhiên giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Đau bụng dưới dữ dội có thể cảnh báo một số bệnh như dưới đây.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu) có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, bao gồm: Thận, bàng quang, niệu quản hoặc niệu đạo, nhưng thường xảy ra nhất ở bàng quang. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và đi vào bàng quang. Đau bụng dưới là triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đau bụng dưới dữ dội có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu
Theo trang MedlinePlus (trang web cung cấp các thông tin về y tế của Mỹ), một số triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu như: Nước tiểu đục, mùi nước tiểu khai nồng, đau hoặc rát khi đi tiểu và thường có cảm giác muốn đi tiểu.
Nếu nhiễm trùng lan đến thận, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn như: Ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, da đỏ ửng, đau bẹn, buồn nôn và nôn.
Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sỹ thường kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu nhiễm trùng lan đến thận, người bệnh có thể sẽ phải nhập viện để điều trị.
Ruột thừa là một phần ruột nhỏ có hình túi, nằm ở vùng bụng bên phải, phía dưới bụng. Viêm ruột thừa xảy ra khi bị nhiễm virus hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa làm cho ruột thừa bị viêm và có nhiều mủ. Khi mủ tích tụ ngày càng nhiều, ruột thừa có nguy cơ cao bị vỡ. Ruột thừa bị vỡ sẽ đe dọa tính mạng, có thể dẫn đến nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như khoang bụng.
Đau bụng dưới phía bên phải là dấu hiệu viêm ruột thừa
Một trong những triệu chứng đầu tiên của viêm ruột thừa là cơn đau nhói bắt đầu ở gần rốn và di chuyển đến vùng bụng dưới bên phải. Theo trang MayoClinic, cơn đau sẽ dần dần tồi tệ hơn trong khoảng thời gian từ 12 - 18 tiếng. Các triệu chứng khác của viêm ruột thừa là: Buồn nôn, nôn, sốt nhẹ, táo bón và tiêu chảy.
Để điều trị viêm ruột thừa, có thể sẽ phải cắt một phần ruột thừa hoặc cắt bỏ toàn bộ ruột thừa.
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là một loại bệnh viêm ruột đặc trưng bởi viêm và vết loét, dọc theo niêm mạc của đại tràng và trực tràng. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm loét đại tràng, nhưng tình trạng này có thể là do hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường.
Theo Phòng thông tin về Bệnh Tiêu hóa quốc gia Mỹ, đau bụng dưới và bị tiêu chảy ra máu là triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét đại tràng. Một số triệu chứng khác của bệnh viêm loét đại tràng như: Mệt mỏi, thiếu máu, sụt cân, chán ăn, đau khớp và chảy máu trực tràng.
Hầu hết các trường hợp bị viêm loét đại tràng có thể được điều trị bằng các loại thuốc giảm viêm và giảm đau. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột bị loét.
Bình luận của bạn